Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
- Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
- Người điều khiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng bị xử phạt bao nhiêu?
- Chiến sĩ cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng không?
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
Đèn xi nhan là thuật ngữ để chỉ đèn báo hiệu trên xe cộ, thường được gọi là "đèn xi nhan" hoặc "đèn báo rẽ" và "đèn tín hiệu" trong tiếng Anh là "turn signal."
Đây là bộ phận trên các phương tiện giao thông, như xe máy, ô tô, dùng để báo cho người tham gia giao thông khác biết hướng mà xe sắp rẽ, chuyển làn hoặc dừng lại.
Khi người điều khiển xe bật xi nhan, đèn xi nhan sẽ nhấp nháy liên tục ở phía trước và phía sau của xe, báo hiệu cho người đi đường biết về ý định của người lái, giúp giảm nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn giao thông.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Như vậy, người điều khiển xe gắn mấy cần phải có đây đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
...
Như vậy, người điều kiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Chiến sĩ cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
b) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;
c) Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;
...
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
...
Theo phân đinh thẩm quyền thì Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ có quyền xử phạt đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Do đó, Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt người điều kiển xe gắn máy không có đèn xi nhan hoặc có nhưng không có tác dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?