Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp được phân loại thế nào? Yêu cầu chung khi thử nghiệm loại đèn này?
Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp được phân loại như thế nào?
Chiếu sáng khẩn cấp được hiểu là chiếu sáng sử dụng khí nguồn cung cấp cho chiếu sáng thông thường bị sự cố; chiếu sáng khẩn cấp bao gồm chiếu sáng thoát hiểm khẩn cấp, chiếu sáng trong khu vực làm việc rủi ro cao và chiếu sáng dự phòng.
Dẫn chiếu đến Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) về Đèn điện - Phần 2-22: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp quy định về việc phân loại đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp như sau:
- Đèn điện chiếu sáng khẩn cấp phải được phân loại và ghi nhãn theo kết cấu như sau:
+ Một mã duy nhất bao gồm kiểu, chế độ hoạt động, phương tiện đi kèm và thời gian danh định của đèn điện phải được gắn rõ ràng đèn điện.
+ Mã bao gồm một hình chữ nhật được chia làm ba hoặc bốn ô, mỗi ô chứa một hoặc nhiều vị trí. Tương ứng với kết cấu, một vị trí sẽ nhận được một chữ cái hoặc một chữ số, hoặc dấu chấm nếu không phải đưa ra chỉ thị gì.
Hình dạng của tên gọi của đèn điện chiếu sáng khẩn cấp như sau:
* | * | **** | *** |
Các ô và vị trí phải được điền vào bằng chữ cái và chữ số chỉ ra kết cấu dự kiến:
- Ô thứ nhất chứa một vị trí: Kiểu
X độc lập
Y nguồn cấp tập trung
- Ô thứ hai chứa một vị trí: Chế độ hoạt động
0 không duy trì
1 duy trì
2 không duy trì kết hợp
3 duy trì kết hợp
4 không duy trì hỗn hợp
5 duy trì hỗn hợp
6 thứ yếu
- Ô thứ ba chứa bốn vị trí: Phương tiện đi kèm. Cần điền tại thời điểm lắp đặt, nếu thích hợp
A có thiết bị kiểm tra
B có chế độ nghỉ từ xa
C có chế độ chặn
D đèn điện tại nơi làm việc có rủi ro cao
E có (các) bóng đèn và/hoặc pin/acqui không thay được
- Ô thứ tư chứa ba vị trí:
Đối với đèn điện độc lập để chỉ thị khoảng thời gian nhỏ nhất của chế độ khẩn cấp, tình bằng phút;
*10 thời gian 10 min
*60 thời gian 1h
120 thời gian 2h
180 thời gian 3h
Hai ví dụ về ghi nhãn để giải thích như sau:
X | 1 | *B*D | *60 |
Ý nghĩa: Đèn điện duy trì độc lập có chế độ nghỉ từ xa và thích hợp cho nơi làm việc có rủi ro cao và có thời gian ở chế độ khẩn cấp là 60 min.
Z | 1 | **** |
Ý nghĩa: Đèn điện duy trì cấp điện tập trung.
Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp được phân loại thế nào? Yêu cầu chung khi thử nghiệm loại đèn này? (hình từ internet)
Việc thử nghiệm Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp cần đáp ứng các yêu cầu chung nào?
Tại tiểu mục 22.2 Mục 22 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) về Đèn điện - Phần 2-22: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp quy định như sau:
22.2. Yêu cầu thử nghiệm chung
Phải áp dụng các quy định trong Mục 0 của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1). Các thử nghiệm được mô tả trong từng mục thích hợp của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1) phải được tiến hành theo trình tự quy định trong tiêu chuẩn này.
Khi thử nghiệm các đèn điện khẩn cấp kết hợp theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các thử nghiệm phải được giới hạn ở các phần của đèn điện tham gia vào việc cung cấp chiếu sáng khẩn cấp. Các linh kiện và bộ phận của đèn điện được thiết kế chỉ để cho chiếu sáng thông thường phải chịu các thử nghiệm theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn này (ví dụ nếu đèn điện được lắp chìm thì phải thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan đến đèn điện lắp chìm).
Nếu một số phần tử của đèn điện khẩn cấp nằm liền kề (trong phạm vi 1 m chiều dài cáp) với phần chính của đèn điện thì tất cả các phần tử này của đèn điện, kể cả các phương tiện nối liên kết phải đáp ứng các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này.
Như vậy, việc thử nghiệm Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp cần đáp ứng các yêu cầu chung sau:
- Phải áp dụng các quy định trong Mục 0 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014 With AMD1:2017) về Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm. Các thử nghiệm được mô tả trong từng mục thích hợp của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014 With AMD1:2017) về Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm phải được tiến hành theo trình tự quy định trong tiêu chuẩn này.
- Khi thử nghiệm các đèn điện khẩn cấp kết hợp theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các thử nghiệm phải được giới hạn ở các phần của đèn điện tham gia vào việc cung cấp chiếu sáng khẩn cấp.
+ Các linh kiện và bộ phận của đèn điện được thiết kế chỉ để cho chiếu sáng thông thường phải chịu các thử nghiệm theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn này (ví dụ nếu đèn điện được lắp chìm thì phải thử nghiệm theo yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan đến đèn điện lắp chìm).
- Nếu một số phần tử của đèn điện khẩn cấp nằm liền kề (trong phạm vi 1 m chiều dài cáp) với phần chính của đèn điện thì tất cả các phần tử này của đèn điện, kể cả các phương tiện nối liên kết phải đáp ứng các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này.
Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp được quy định ra sao?
Tại tiểu mục 22.15 Mục 22 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) về Đèn điện - Phần 2-22: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp quy định về khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp như sau:
- Đối với đèn điện chiếu sáng khẩn cấp có chứa pin/acqui, bộ phận hoặc linh kiện bất kỳ của đèn điện mà có thể dịch chuyển và trở nên có thể tiếp xúc với pin/acqui, hoặc dây dẫn từ bộ nạp đến ngăn hoặc mạch nạp, phải phù hợp với thử nghiệm sợi dây nóng đỏ như quy định.
Các bộ phận khác của đèn điện không thực hiện chức năng bảo vệ này thì không phải chịu thử nghiệm này ở 850 oC.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm trong 13.3.2 của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1).
Lưu ý:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với đèn điện dùng cho chiếu sang khẩn cấp được sử dụng với các nguồn sáng bằng nguồn điện khẩn cấp không lớn hơn 1.000 V.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các ảnh hưởng của sự suy giảm điện áp không khẩn cấp trên các đèn điện có lắp bóng đèn phóng điện áp suất cao.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các yêu cầu liên quan và các thử nghiệm phải thực hiện và tuân thủ đối với các bộ điều khiển, như quy định trong IEC 60924, có thêm các cơ cấu như cơ cấu điều khiển từ xa, cơ cấu chỉ thị, cơ cấu chuyển đổi nguồn, v.v…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?