Đến đâu để yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc cơ quan nào?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định vè những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
[...]
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
[...]”
Tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết những yêu cầu dân sự như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
[...]
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
[...]
m) Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
[...]”
Theo đó, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nơi mà tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó đặt trụ sở.
Công chứng vô hiệu
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu như thế nào?
Về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định từ Điều 398 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến Điều 400 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 398. Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
2. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.”
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật thì công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
Tại Điều 399 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu như sau:
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo ngay cho tổ chức hành nghề công chứng, Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Về quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 400. Quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, nếu Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu gồm thông tin gì?
Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.
Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.”
Như vậy, đơn yêu cầu cần có các thông tin:
1. Ngày, tháng, năm làm đơn;
2. Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
3. Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
4. Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
5. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
6. Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
7. Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ
Ngoài ra, kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?