Để trở thành thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp SCIC cần đáp ứng được các tiêu chuẩn nào? Hội đồng thành viên có chức năng gì?
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp SCIC có chức năng gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về chức năng của Hội đồng thành viên như sau:
Chức năng của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của SCIC theo phân cấp quy định tại Điều lệ này trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.
2. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của SCIC.
Theo đó, Hội đồng thành viên có chức năng đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của SCIC theo phân cấp quy định tại Điều lệ doanh nghiệp SCIC trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.
Để trở thành thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp SCICI cần đáp ứng được các tiêu chuẩn nào? Hội đồng thành viên có chức năng gì (Hình từ Internet)
Trở thành thành viên Hội đồng thành viên thì sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 29 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 12 của Điều lệ này. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách và không kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của SCIC và các doanh nghiệp khác;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho SCIC;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên SCIC hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên SCIC;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điều lệ này;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; có quyền thay mặt Hội đồng thành viên đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC khi Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC vắng mặt. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thành viên về các công việc được ủy quyền;
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các thành viên Hội đồng thành viên:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên, quy trình bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật. Thành viên Hội đồng thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
b) Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của SCIC;
- Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo quyết định bổ nhiệm, Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, khi trở thành thành viên của Hội đồng thành viên doanh nghiệp SCIC thì cá nhân sẽ có một số quyền hạn và nghĩa vụ sau:
- Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của SCIC;
- Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo quyết định bổ nhiệm, Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Để trở thành thành viên Hội đồng thành viên cần đáp ứng được các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 28 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP để trở thành thành viên Hội đồng thành viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
(2) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của SCIC.
(3) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
(4) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên tại SCIC.
(5) Không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
(6) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
(7) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?