Để trở thành hội viên chính thức của Hội Ung thư Việt Nam thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Để trở thành hội viên chính thức của Hội Ung thư Việt Nam thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn hội viên chính thức được quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức của Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hội nhưng có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể được Hội công nhận là hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm việc trong lĩnh vực phòng chống ung thư hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên tổ chức: Hội Ung thư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật; các tổ chức Việt Nam có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật hoạt động trong lĩnh vực phòng chống ung thư hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật. Đại diện cho hội viên tổ chức tham gia Hội phải là công dân Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, cá nhân, tổ chức muốn trở thành hội viên chính thức của Hội Ung thư Việt Nam thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sai đây:
(1) Đối với hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm việc trong lĩnh vực phòng chống ung thư hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật;
(2) Đối với hội viên tổ chức: Hội Ung thư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật;
Các tổ chức Việt Nam có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật hoạt động trong lĩnh vực phòng chống ung thư hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng chống ung thư theo quy định của pháp luật.
Đại diện cho hội viên tổ chức tham gia Hội phải là công dân Việt Nam.
Để trở thành hội viên chính thức của Hội Ung thư Việt Nam thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Ung thư Việt Nam có quyền gì?
Quyền của hội viên được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được tạo điều kiện nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của mình trong các buổi sinh hoạt khoa học của Hội.
5. Được Hội nhận xét về công trình nghiên cứu của mình, khi cần được lựa chọn để khen thưởng hoặc bảo vệ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
6. Được giới thiệu đăng các công trình nghiên cứu vào tạp chí, nội san của Hội hoặc các cơ quan, tổ chức khác.
7. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
8. Được giới thiệu hội viên mới.
9. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
10. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
11. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
12. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Như vậy, theo quy định, Hội viên của Hội Ung thư Việt Nam có các quyền sau đây:
(1) Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
(2) Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
(3) Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội;
Được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
(4) Được tạo điều kiện nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của mình trong các buổi sinh hoạt khoa học của Hội.
(5) Được Hội nhận xét về công trình nghiên cứu của mình, khi cần được lựa chọn để khen thưởng hoặc bảo vệ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
(6) Được giới thiệu đăng các công trình nghiên cứu vào tạp chí, nội san của Hội hoặc các cơ quan, tổ chức khác.
(7) Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
(8) Được giới thiệu hội viên mới.
(9) Được khen thưởng theo quy định của Hội.
(10) Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
(11) Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
(12) Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Thẻ hội viên Hội Ung thư Việt Nam do ai cấp?
Thẻ hội viên được quy định tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Ung thư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 453/QĐ-BNV năm 2023 như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
...
2. Thủ tục hội viên ra khỏi Hội:
Tư cách hội viên sẽ không còn giá trị nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Đối với hội viên tự nguyện ra khỏi Hội: hội viên có đơn gửi Ban Thường vụ Hội;
b) Hội viên cá nhân mất khả năng hành vi dân sự, bị chết hoặc tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
c) Hội viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cấm hành nghề;
d) Hội viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Hội.
3. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên và cho hội viên ra khỏi Hội; quản lý, cấp phát, sử dụng thẻ hội viên.
Như vậy, theo quy định, thẻ hội viên Hội Ung thư Việt Nam do Ban Chấp hành Hội quản lý, cấp phát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?