Để trở thành cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ thì cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Để trở thành cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ cần đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Theo Điều 9 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra
Ngoài những tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 22 Nghị định số 97/2011/ NĐ-CP, cộng tác viên thanh tra phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan trưng tập;
2. Có khả năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo;
3. Đối với nội dung thanh tra liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sâu, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, các cộng tác viên thanh tra tham gia Đoàn thanh tra phải hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành được trưng tập (trong hoặc ngoài nước) ít nhất 02 năm.
Theo đó, để trở thành cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ thì cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đảm bảo những tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 22 Nghị định 97/2011/ NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra
Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
(2) Đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của cơ quan trưng tập;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo;
- Đối với nội dung thanh tra liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sâu, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN, các cộng tác viên thanh tra tham gia Đoàn thanh tra phải hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành được trưng tập (trong hoặc ngoài nước) ít nhất 02 năm.
Cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ sẽ nhận được những chế độ, chính sách nào?
Theo Điều 11 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra
1. Được cơ quan quản lý trực tiếp trả nguyên lương và phụ cấp (nếu có).
2. Được cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
3. Được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra.
4. Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ sẽ nhận được những chế độ, chính sách sau đây:
- Được cơ quan quản lý trực tiếp trả nguyên lương và phụ cấp (nếu có).
- Được cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết và các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
- Được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra.
- Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ?
Theo Điều 10 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Trưng tập cộng tác viên thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra.
2. Căn cứ hệ thống cộng tác viên thanh tra đã được thiết lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này và kết quả khảo sát, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Thanh tra Sở có văn bản đề nghị cơ quan quản lý trực tiếp cử người được trưng tập. Nội dung văn bản trưng tập phải nêu cụ thể căn cứ trưng tập, đối tượng trưng tập, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian trưng tập, chế độ và các nội dung khác liên quan.
3. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở có quyền không đưa người được trưng tập tham gia đoàn thanh tra nếu người được trưng tập không đáp ứng yêu cầu về đối tượng, chuyên môn, kinh nghiệm hoặc lý do khác để bảo đảm khách quan trong quá trình thanh tra.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở là người có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ.
Lưu ý:
- Nội dung văn bản trưng tập phải nêu cụ thể căn cứ trưng tập, đối tượng trưng tập, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian trưng tập, chế độ và các nội dung khác liên quan.
- Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở có quyền không đưa người được trưng tập tham gia đoàn thanh tra nếu người được trưng tập không đáp ứng yêu cầu về đối tượng, chuyên môn, kinh nghiệm hoặc lý do khác để bảo đảm khách quan trong quá trình thanh tra.
Ngoài ra, theo Điều 12 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định về kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ như sau:
- Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục, Thanh tra Sở bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Hàng năm, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Thanh tra Sở lập dự toán kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?