Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về tiêu chuẩn báo cáo viên cấp Tổng Liên đoàn như sau:
Tiêu chuẩn báo cáo viên cấp TLĐ:
1. Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
2. Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối quan hệ gắn bó với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
3. Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận nghiệp vụ công tác Công đoàn; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
4. Có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…Có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.
5. Có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Có phương pháp vận động, thuyết phục và khả năng đối thoại với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
Như vậy, để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
Trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
(2) Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối quan hệ gắn bó với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
(3) Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao,
Nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận nghiệp vụ công tác Công đoàn; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
(4) Có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…Có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.
(5) Có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Có phương pháp vận động, thuyết phục và khả năng đối thoại với cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Để trở thành Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên Tổng Liên đoàn như sau:
Quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên TLĐ.
1. Quyền:
Báo cáo viên TLĐ định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn, được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền; nghiệp vụ tuyên truyền và được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
2. Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
...
Như vậy, theo quy định, Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
(1) Định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn,
(2) Được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền
(3) Được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên Tổng Liên đoàn như sau:
Quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên TLĐ.
1. Quyền:
Báo cáo viên TLĐ định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn, được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền; nghiệp vụ tuyên truyền và được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
2. Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công của cơ quan trực tiếp quản lý.
- Tham dự đầy đủ các cuộc sinh hoạt, hội họp, nghe báo cáo chuyên đề của đội ngũ báo cáo viên.
Như vậy, Báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
(1) Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
(2) Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công của cơ quan trực tiếp quản lý.
(3) Tham dự đầy đủ các cuộc sinh hoạt, hội họp, nghe báo cáo chuyên đề của đội ngũ báo cáo viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?