Để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thì cần những đội ngũ nào?
Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến gồm những mô hình nào?
Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến gồm những mô hình được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Một số một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến là:
a) Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy - học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục.
b) Học tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa...). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi hào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử e-Learning.
Như vậy, theo quy định trên thì mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến sau: Đào tạo kết hợp; Học tập điện tử.
- Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy - học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục;
- Học tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa...). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi hào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử e-Learning.
Ứng dụng công nghệ (Hình từ Internet)
Để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thì cần những đội ngũ nào?
Để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thì cần những đội ngũ nào, thì theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng
Để tổ chức đào tạo qua mạng, cơ sở đào tạo phải đảm bảo triển khai các yêu cầu sau đây:
1. Cổng thông tin điện tử đào tạo qua mạng.
2. Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng Internet.
3. Hệ thống quản lý học tập.
4. Hệ thống quản lý nội dung học tập.
5. Kho học liệu số.
6. Đội ngũ nhân lực đảm bảo triển khai hoạt động đào tạo qua mạng gồm:
a) Đội ngũ cán bộ quản trị kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin;
b) Đội ngũ cán bộ thiết kế học liệu;
c) Đội ngũ nhà giáo có thể tự xây dựng bài giảng e-Learning;
d) Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập.
7. Quy chế ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Như vậy, theo quy định trên thì để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng thì cần những đội ngũ sau:
- Đội ngũ cán bộ quản trị kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin;
- Đội ngũ cán bộ thiết kế học liệu;
- Đội ngũ nhà giáo có thể tự xây dựng bài giảng e-Learning;
- Đội ngũ cán bộ cố vấn học tập.
Đội ngũ cán bộ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng được định như thế nào?
Đội ngũ cán bộ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng được định tại Điều 12 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT như sau:
Đội ngũ cán bộ triển khai đào tạo qua mạng
1. Nhà giáo tham gia đào tạo qua mạng phải nắm vững kỹ năng dạy học qua mạng; có khả năng quản lý, định hướng, hướng dẫn và giải đáp người học qua phương thức đào tạo qua mạng; sử dụng thành thạo hệ thống quản lý học tập qua mạng và các phương tiện công nghệ thông tin theo yêu cầu của cơ sở đào tạo với vai trò một giảng viên và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Khoản 1 Điều 77 Luật Giáo dục và các quy định có liên quan.
2. Cán bộ kỹ thuật quản trị hệ thống đào tạo qua mạng phải am hiểu các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến đào tạo qua mạng của cơ sở đào tạo; được hướng dẫn, chuyển giao công nghệ để quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động ổn định.
3. Cán bộ thiết kế học liệu điện tử phải am hiểu quy trình thiết kế, quy trình sản xuất học liệu; sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin liên quan và phối hợp với giảng viên bộ môn tổ chức thiết kế, xây dựng học liệu điện tử phục vụ đào tạo qua mạng của cơ sở đào tạo.
4. Cán bộ cố vấn học tập phải am hiểu các hoạt động của đào tạo qua mạng, thực hiện hướng dẫn người học biết cách tham gia và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trước khi tổ chức các khóa đào tạo qua mạng, theo dõi quản lý quá trình học tập của người học.
Theo đó, đội ngũ cán bộ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng theo các quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?