Để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải là ưu tiên hàng đầu?
- Để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải ưu tiên hàng đầu?
- Tại sao cần phải sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu?
- Các đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có phải ưu tiên hàng đầu?
Căn cứ tại Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2023.
Thì việc Việt Nam chính thức áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.
Đi đôi với đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Điều này có thể thấy rằng vấn đề cấp bách cần được ưu tiên hàng đầu để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu là việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại sao cần phải sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì hiện nay Việt Nam đang áp dụng Thuế suất tối thiểu là 15%.
Có thể kể đến trong những nguyên nhân dẫn tới việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu như sau:
(i) Việt Nam cần đánh giá lại thiệt hại về số thuế thu nhập doanh nghiệp mà các quốc gia hay vùng lãnh thổ nơi trụ sở chính của các tập đoàn đa quốc gia sẽ hưởng lợi, trong khi Việt Nam là nơi tạo ra thu nhập cho các tập đoàn này và các công ty con, nhưng chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp do các công ty con này hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bởi, căn cứ tại Quyết định 29/2021/QĐ-TTg năm 2021 về chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 thì có thể thấy rằng Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ đòn bẩy tài chính để thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Cụ thể, thuế suất thực tế đối với FDI trong suốt thời gian đầu tư trung bình là 12,3%, với một số tập đoàn lớn, con số này thậm chí chỉ là một vài phần trăm.
Đồng thời, khi Việt Nam áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu thì các chính sách ưu đãi thuế này hầu như không còn tác dụng.
Từ đó, xem xét mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp; đảm bảo một hệ thống chính sách thuế bình đẳng
(ii) Ngoài ra theo Bộ Tài Chính thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục sự dàn trải trong ưu đãi thuế, hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế, hạn chế quy định ưu đãi thuế tại các luật chuyên ngành để tăng tính trung lập, đồng bộ của chính sách thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vậy tại sao cần phải sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để thích ứng với Thuế tối thiểu toàn cầu? (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì:
Các đối tượng sau có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu:
- Quốc hội Giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết 107/2023/QH15;
+ Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết 107/2023/QH15;
+ Chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ việc thu thuế tối thiểu toàn cầu;
+ Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 107/2023/QH15.
Lưu ý: Trường hợp sau ngày Nghị quyết 107/2023/QH15 có hiệu lực thi hành, Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu có hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu thì Chính phủ quy định nội dung cụ thể để thực hiện;
+ Trường hợp có nội dung trái với quy định của Nghị quyết này thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định;
+ Trường hợp cấp bách trong thời gian Quốc hội không họp thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?