Để theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm toán, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
- Để theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm toán, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết luận kiểm toán không?
- Việc phê duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận kiểm toán căn cứ vào đâu? Đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra trong chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm toán như thế nào?
Để theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm toán, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết luận kiểm toán không?
Căn cứ theo Điều 24 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN quy định như sau:
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách nhiệm:
1. Theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán (gồm cả các kiến nghị chưa thực hiện của các năm trước): Ngoài việc đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán và báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán các năm trước, Đoàn kiểm toán thực hiện tại đơn vị các năm sau, có trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán năm trước (gồm cả các kiến nghị chưa thực hiện của các năm trước), kèm theo các bằng chứng (nếu trước đây chưa có).
2. Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
3. Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện; xử lý khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán.
4. Báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Theo đó, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có những trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Trong đó, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận kiểm toán như đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện và xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết luận kiểm toán.
Việc phê duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận kiểm toán căn cứ vào đâu? Đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có những trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận kiểm toán căn cứ vào đâu? Đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Việc phê duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận kiểm toán căn cứ Kế hoạch năm về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; kết quả theo dõi, đôn đốc hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm tra theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Ban hành quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra và gửi cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra xem xét quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hoặc quyết định kiểm tra để đáp ứng mục tiêu, hiệu quả công tác kiểm tra.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, chuẩn bị triển khai kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra
1. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra
Căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra, theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
b) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra.
c) Ban hành quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra và gửi cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
d) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước (trừ trường hợp điều chỉnh liên quan đến điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm).
Lưu ý: (i) Các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tăng cường đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra, thu thập bằng chứng, tổng hợp lập báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kèm theo bằng chứng chứng minh gửi về cho Kiểm toán nhà nước; (ii) Chỉ thực hiện kiểm tra đối với các cuộc kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị kiểm toán, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng đã thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán; (iii) Đối với các cuộc phải kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Tổ chức đoàn kiểm tra cần rút gọn, đơn giản; Tập trung thực hiện kiểm tra tại đầu mối tổng hợp và thông qua đầu mối tổng hợp yêu cầu các đơn vị được kiểm toán chi tiết báo cáo kết quả thực hiện và gửi kèm theo bằng chứng đã thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tự kiểm tra và tổng hợp báo cáo Kiểm toán nhà nước; Chỉ thực hiện kiểm tra tại các đơn vị chi tiết khi đơn vị chưa thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị kiểm toán, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng đã thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Theo quy định trên, việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có trách nhiệm theo quy định cụ thể trên.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra trong chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm toán như thế nào?
Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra trong chuẩn bị triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm toán được quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Căn cứ vào quyết định và kế hoạch kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
- Tổ chức họp đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, thảo luận các biện pháp cụ thể và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Đoàn kiểm tra để tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, chuẩn bị triển khai kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra
...
2. Chuẩn bị triển khai kiểm tra của từng cuộc kiểm tra
Căn cứ vào quyết định và kế hoạch kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
a) Lập đề cương báo cáo để hướng dẫn cho đơn vị được kiểm tra chuẩn bị văn bản báo cáo đoàn kiểm tra; đề cương báo cáo được gửi đồng thời với quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho đơn vị được kiểm tra.
b) Tổ chức họp đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng và từng thành viên đoàn kiểm tra.
c) Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác.
Như vậy, việc chuẩn bị triển khai kiểm tra của từng cuộc kiểm tra căn cứ vào quyết định và kế hoạch kiểm tra. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?