Để thay đổi thời hạn hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục đề nghị thay đổi ra sao?
- Thời hạn hoạt động tối đa của tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu năm?
- Để thay đổi thời hạn hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục đề nghị thay đổi ra sao?
- Việc thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có cần phải có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hay không?
Thời hạn hoạt động tối đa của tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 (năm mươi) năm.
2. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc thay đổi thời hạn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên thì thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 (năm mươi) năm.
Sau khi hết thời hạn hoạt động nói trên, tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc thay đổi thời hạn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Để thay đổi thời hạn hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục đề nghị thay đổi ra sao? (Hình từ Internet)
Để thay đổi thời hạn hoạt động thì tổ chức tài chính vi mô cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Thủ tục đề nghị thay đổi ra sao?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-NHNN quy định về việc đề nghị thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ
Tối thiểu 180 ngày trước ngày kết thúc thời hạn hoạt động, tổ chức tài chính lập hồ sơ đề nghị thay đổi thời hạn hoạt động. Trong hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ như:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận việc thay đổi thời hạn hoạt động, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép;
- Thời hạn hoạt động dự kiến thay đổi;
- Lý do thay đổi thời hạn hoạt động;
(2) Báo cáo tổng quan tình hình tổ chức và hoạt động, trong đó bao gồm:
- Đánh giá kết quả hoạt động trong 05 năm gần nhất, bao gồm các chỉ tiêu hoạt động chính liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả kinh doanh; tổ chức và hoạt động của bộ máy quản trị, Điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cho 03 năm tiếp theo;
(3) Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc thay đổi thời hạn hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức tài chính vi mô sau khi lập hồ sơ theo quy định thì nộp hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-NHNN.
Bước 3: Tiếp nhận xử lý hồ sở và ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có cần phải có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hay không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 10/2018/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung thay đổi của tổ chức tài chính vi mô quy định tại Thông tư này.
2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản lấy ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đề nghị được chuyển đến về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp địa điểm mới nằm ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đang đặt trụ sở chính.
b) Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính về việc mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu.
3. Lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô;
b) Thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
c) Mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô.
4. Thông báo về các văn bản chấp thuận, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép về những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Thông tư 10/2018/TT-NHNN cũng quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Kiểm tra việc đáp ứng đầy đủ các Điều kiện của trụ sở chính khi nhận được văn bản thông báo của tổ chức tài chính vi mô về ngày dự kiến bắt đầu hoạt động tại địa điểm mới trước ngày tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại địa điểm mới.
2. Tham gia ý kiến theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về thay đổi thời hạn hoạt động và mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp của chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần phải lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc thay đổi thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Sau khi có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng mới trình cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô (thay đổi thời hạn hoạt động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?