Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Được cấp giấy phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì có cần phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ không?
Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài như sau:
Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài
1. Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài phải có đơn đề nghị kèm theo các tài liệu chứng minh đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
c) Không vi phạm các điều cấm của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
...
Theo đó, để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có dự án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài;
(2) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
(3) Không vi phạm các điều cấm của Luật khoa học và công nghệ 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
(4) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì tổ chức Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN có quy dịnh như sau:
Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài
Điều kiện, hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
Đơn đề nghị thành lập theo Mẫu 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam cần phải lập đơn đề nghị thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài theo Mẫu 16 tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 03/2014/TT-BKHCN. TẢI VỀ
Bên cạnh đó trong hồ sơ còn phải cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng các yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 08/2014/NĐ-CP.
Được cấp giấy phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thì có cần phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết yêu cầu thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài như sau:
Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài
...
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị và các tài liệu kèm theo, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo về việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này gửi cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phép thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều này phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ quản và của tổ chức khoa học và công nghệ
...
2. Trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
b) Đăng bố cáo thành lập và đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ trên phương tiện thông tin đại chúng.
c) Treo biển hiệu tại trụ sở chính, địa điểm hoạt động, trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ, chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép. Biển hiệu phải có kích thước tối thiểu là 30cm x 50cm.
d) Thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình hoạt động hằng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy phép.
đ) Báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan về việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc ở nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động.
...
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động, tổ chức khoa học và công nghệ cần phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?