Để Nước cử có được trụ sở cần thiết cho cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận cần phải làm gì? Thực hiện quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình thì cần lưu ý gì?
- Nước cử thực hiện quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận thì cần phải lưu ý những vấn đề nào?
- Để Nước cử có được trụ sở cần thiết cho cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận cần phải làm gì?
- Nhà chức trách Nước tiếp nhận không được vào phần trụ sở chỉ dùng làm việc của cơ quan lãnh sự trừ khi nào?
Nước cử thực hiện quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận thì cần phải lưu ý những vấn đề nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Sử dụng quốc kỳ và quốc huy
1. Nước cử có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận theo những quy định ở Điều này.
2. Quốc kỳ và quốc huy của Nước cử có thể được treo trên toà nhà ở cửa ra vào trụ sở cơ quan lãnh sự, trên nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự và trên các phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức.
3. Trong việc thực hiện quyền ghi ở Điều này, cần phải tôn trọng luật, quy định này và tập quán của Nước tiếp nhận.
Theo đó, Nước cử thực hiện quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận thì cần phải tôn trọng luật, quy định này và tập quán của Nước tiếp nhận.
Bên cạnh đó thì Nước cử chỉ có thể treo quốc kỳ và quốc huy của mình trên toà nhà ở cửa ra vào trụ sở cơ quan lãnh sự, trên nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự và trên các phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Để Nước cử có được trụ sở cần thiết cho cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 30 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Nhà ở
1. Phù hợp với luật và các quy định của nước mình, Nước tiếp nhận phải tạo điều kiện dễ dàng để Nước cử có được trụ sở cần thiết cho cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của mình hoặc phải giúp đỡ để Nước cử có được trụ sở đó bằng cách khác.
2. Khi cần thiết, Nước tiếp nhận cũng phải giúp cơ quan lãnh sự để có được nhà ở thích hợp cho thành viên cơ quan lãnh sự.
Như vậy, để Nước cử có được trụ sở cần thiết cho cơ quan lãnh sự thì Nước tiếp nhận phải tạo điều kiện dễ dàng và phù hợp với luật và các quy định của nước mình hoặc phải giúp đỡ để Nước cử có được trụ sở đó bằng cách khác.
Nhà chức trách Nước tiếp nhận không được vào phần trụ sở chỉ dùng làm việc của cơ quan lãnh sự trừ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Sự bất khả xâm phạm của trụ sở cơ quan lãnh sự
1. Trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm trong phạm vi quy định của Điều này.
2. Nhà chức trách Nước tiếp nhận không được vào phần trụ sở chỉ dùng làm việc của cơ quan lãnh sự trừ khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc của người do người đứng đầu cơ quan đó chỉ định hoặc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hoả hoạn hoặc thiên tai khác cần có biện pháp bảo vệ gấp rút thì có thể giả định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý.
3. Trừ các quy định ở khoản 2 Điều này, Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự chống lại mọi sự xâm nhập hoặc phá hoại và ngăn ngừa mọi sự phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của cơ quan lãnh sự.
4. Trụ sở, đồ đạc, tài sản và các phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự sẽ không bị trưng dụng dưới bất kỳ hình thức nào vào các mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, nếu vì những mục đích đó việc trưng mua là cần thiết, thì phải áp dụng mọi biện pháp có thể để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và phải bồi thường một cách nhanh chóng, thích đáng và có hiệu quả cho Nước cử.
Như vậy, nhà chức trách Nước tiếp nhận không được vào phần trụ sở chỉ dùng làm việc của cơ quan lãnh sự trừ khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc của người do người đứng đầu cơ quan đó chỉ định hoặc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hoả hoạn hoặc thiên tai khác cần có biện pháp bảo vệ gấp rút thì có thể giả định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?