Để nhận phí của chủ xe khi lưu hành qua các trạm thu phí không dừng thì nhà cung cấp dịch vụ phải tiến hành mở tài khoản ở đâu?
- Để nhận phí của chủ xe khi lưu hành qua các trạm thu phí không dừng thì nhà cung cấp dịch vụ phải tiến hành mở tài khoản ở đâu?
- Trạm thu phí không dừng được thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì như thế nào?
- Chủ xe có thể thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho một hoặc một số trạm thu phí không dừng cụ thể theo năm không?
Để nhận phí của chủ xe khi lưu hành qua các trạm thu phí không dừng thì nhà cung cấp dịch vụ phải tiến hành mở tài khoản ở đâu?
Để nhận phí của chủ xe khi lưu hành qua các trạm thu phí không dừng thì nhà cung cấp dịch vụ phải tiến hành mở tài khoản ở đâu, thì theo Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg như sau:
Sử dụng tài khoản thu phí
1. Chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản thu phí (thông qua các hình thức nộp trực tiếp, liên thông tài khoản ngân hàng và các hình thức khác) để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng theo quy định.
2. Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ được gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng thì phương tiện phải sử dụng làn thu phí hỗn hợp.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiến hành mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận phí dịch vụ sử dụng đường bộ của chủ phương tiện khi lưu hành qua các trạm thu phí điện tử không dừng.
4. Nhà cung cấp dịch vụ thu phí có trách nhiệm quản lý đối với toàn bộ số tiền của các chủ phương tiện nộp vào tài khoản thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để tiếp nhận phí dịch vụ sử dụng đường bộ của chủ phương tiện khi lưu hành qua các trạm thu phí không dừng thì nhà cung cấp dịch vụ thu phí tiến hành mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại.
Trạm thu phí không dừng (Hình từ Internet)
Trạm thu phí không dừng được thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì như thế nào?
Trạm thu phí không dừng được thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì theo Điều 7 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg như sau:
- Hệ thống thu phí điện tử không dừng phải được thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì theo Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư thu phí điện tử không dừng hoặc dự án có hạng mục thu phí điện tử không dừng; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán bước sau Thiết kế cơ sở được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
- Việc thiết kế, đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Trường hợp nhà đầu tư tự thiết kế, đầu tư xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống thu phí điện tử không dừng tại trạm để kết nối với trung tâm dữ liệu do nhà cung cấp dịch vụ thu phí đầu tư thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng của nhà cung cấp dịch vụ thu phí đang triển khai.
Chủ xe có thể thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho một hoặc một số trạm thu phí không dừng cụ thể theo năm không?
Chủ xe có thể thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho một hoặc một số trạm thu phí không dừng cụ thể theo năm không, thì căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 12 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg như sau:
Xử lý các trường hợp miễn thu, thu theo tháng, theo quý, theo năm và các trường hợp phát sinh
1. Các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ theo quy định của pháp luật có gắn thẻ đầu cuối, khi lưu thông qua làn thu phí điện tử không dừng sẽ được nhận diện tự động và cho phép lưu thông qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Các phương tiện được miễn phí sử dụng dịch vụ đường bộ khác sử dụng làn thu phí hỗn hợp để lưu thông qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
2. Thu theo tháng, theo quý, theo năm
a) Trường hợp chủ phương tiện có nhu cầu thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo tháng, theo quý hoặc theo năm cho một hoặc một số trạm thu phí điện tử không dừng cụ thể, nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện tại thời điểm đăng ký thanh toán theo tháng, quý, năm.
b) Phương tiện giao thông đường bộ đã đăng ký thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo tháng, quý, năm đi qua trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã đăng ký, nhà cung cấp dịch vụ thu phí không trừ tiền trong tài khoản thu phí của chủ phương tiện. Ngoài việc trả theo tháng, quý, năm cho trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ cụ thể được đăng ký, chủ phương tiện phải duy trì đủ số dư tài khoản thu phí để đi qua các trạm thu phí điện tử không dừng khác trong trường hợp có nhu cầu sử dụng.
Theo đó, chủ xe có nhu cầu thanh toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho một hoặc một số trạm thu phí không dừng cụ thể theo năm thì nhà cung cấp dịch vụ thu phí thực hiện trừ tiền trong tài khoản của chủ phương tiện tại thời điểm đăng ký thanh toán theo năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?