Để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu thì các quốc gia cần phải làm gì?
- Người khuyết tật có được bảo đảm quyền bình đẳng về cầm cố tài sản hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác không?
- Để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu thì các quốc gia cần phải làm gì?
- Các quốc gia cần phải làm gì để nhằm ngăn ngừa sự tra tấn đối với người khuyết tật?
Người khuyết tật có được bảo đảm quyền bình đẳng về cầm cố tài sản hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Được công nhận bình đẳng trước pháp luật
1. Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng ở bất kỳ đâu, người khuyết tật cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật.
2. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng người khuyết tật được hưởng năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp người khuyết tật tiếp cận với sự trợ giúp mà họ có thể cần đến khi thực hiện năng lực pháp lý của mình.
4. Phù hợp với luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý dự liệu những giới hạn thích hợp và hiệu quả để phòng ngừa lạm dụng. Những giới hạn này phải bảo đảm rằng các biện pháp liên quan đến hạn chế năng lực pháp lý tôn trọng quyền, ý muốn và sự lựa chọn của người liên quan, không bị ảnh hưởng bởi xung đột lợi ích và ảnh hưởng không chính đáng, tương xứng và phù hợp với hoàn cảnh của người liên quan, chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và thường xuyên được một cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền, độc lập và công bằng xem xét lại. Những giới hạn này phải tương xứng với mức độ mà biện pháp hạn chế năng lực pháp lý ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người liên quan.
5. Phù hợp với các quy định của điều này, các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hoặc thừa kế tài sản, kiểm soát tài chính của mình, tiếp cận bình đẳng đối với các khoản vay ngân hàng, cầm cố hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác, và phải bảo đảm rằng người khuyết tật không bị tùy tiện tước đoạt quyền sở hữu.
Như vậy, người khuyết tật sẽ được các quốc gia tiến hành mọi biện pháp thích hợp và hữu hiệu để bảo đảm quyền bình đẳng về cầm cố tài sản hoặc các hình thức tín dụng tài chính khác.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu thì các quốc gia cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tiếp cận hệ thống tư pháp
1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong đó bằng cách quy định về sự tiện lợi trong tố tụng và sự bố trí phù hợp với lứa tuổi, nhằm mục đích tạo điều kiện cho người khuyết tật đóng vai trò hiệu quả khi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, như với tư cách người làm chứng, vào mọi tiến trình pháp lý, kể cả ở giai đoạn điều tra hoặc các giai đoạn đầu khác.
2. Để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu, các quốc gia thành viên phải tăng cường đào tạo thích đáng cho những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có cảnh sát và nhân viên trại giam.
Như vậy, để giúp bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận hệ thống tư pháp một cách hữu hiệu thì các quốc gia cần phải tăng cường đào tạo thích đáng cho những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp, trong đó có cảnh sát và nhân viên trại giam.
Các quốc gia cần phải làm gì để nhằm ngăn ngừa sự tra tấn đối với người khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm
1. Không ai bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai bị đưa ra làm thí nghiệm y học hoặc khoa học nếu không tự nguyện đồng ý.
2. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp hiệu quả về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa sự tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm đối với người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Theo đó, các quốc gia cần phải tiến hành mọi biện pháp hiệu quả về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa sự tra tấn đối với người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?