Để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc Bộ GDĐT cần đáp ứng những tiêu chí nào?
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào?
- Tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức bao gồm những nội dung gì?
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý muốn được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng
...
3. Đối với viên chức
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với chủ tịch hội đồng trường/chủ tịch hội đồng đại học, hiệu trưởng/giám đốc do Bộ trưởng công nhận. Hội đồng trường/hội đồng đại học đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với phó hiệu trưởng/phó giám đốc cơ sở giáo dục đại học.
b) Người đứng đầu Cục, Văn phòng thực hiện việc đánh giá đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị trực thuộc Cục, Văn phòng (nếu có).
c) Người đứng đầu các đơn vị sử dụng viên chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thuộc quyền quản lý hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức sau đây:
(1) Viên chức quản lý là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm.
(2) Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với chủ tịch hội đồng trường/chủ tịch hội đồng đại học, hiệu trưởng/giám đốc do Bộ trưởng công nhận.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đối với những viên chức nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động
...
3. Tác phong, lề lối làm việc
a) Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
b) Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
c) Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
d) Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.
4. Ý thức tổ chức kỷ luật
a) Chấp hành sự phân công của tổ chức.
b) Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ quan nơi công tác.
c) Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.
d) Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
a) Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:
- Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị.
...
Như vậy, tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật bao gồm những nội dung sau:
(1) Chấp hành sự phân công của tổ chức.
(2) Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ quan nơi công tác.
(3) Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.
(4) Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
Viên chức không giữ chức vụ quản lý muốn được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý không đạt được các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Quy chế này và có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
2. Viên chức quản lý không đạt được các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
...
Như vậy, viên chức không giữ chức vụ quản lý muốn được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Thực hiện tốt các quy định về chính trị tư tưởng; đạo đức lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật tại Điều 6 Quy chế Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021.
(2) Có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
(3) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?