Để được thành lập thư viện tại các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?
- Để được thành lập thư viện tại các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Người làm công tác thư viện tại thư viện của các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Và căn cứ theo khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Hiện nay không có quy định cụ thể về những cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo đó, những cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là những cơ sở giáo dục trừ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 hay còn gọi là "cơ sở giáo dục khác".
Thư viện tại các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Hình từ Internet)
Để được thành lập thư viện tại các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác
...
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở trung tâm hoặc địa điểm thuận lợi cho người sử dụng thư viện của cơ sở giáo dục;
b) Diện tích đủ để lưu trữ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của cán bộ và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;
c) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với trường cao đẳng; ít nhất 50 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận tài nguyên thông tin;
đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
...
Như vậy, để được thành lập thư viện tại các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như trên.
Người làm công tác thư viện tại thư viện của các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác
...
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.
Như vậy, người làm công tác thư viện tại thư viện của các cơ sở giáo dục không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?