Để được thành lập phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có được xem là một trong những hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
- Để được thành lập phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có được xem là một trong những hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có được xem là một trong những hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thì tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:
...
4. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:
a) Phòng khám nội tổng hợp;
b) Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;
c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;
d) Phòng khám chuyên khoa ngoại;
đ) Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
e) Phòng khám chuyên khoa nam học;
g) Phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt;
h) Phòng khám chuyên khoa tai - mũi - họng;
i) Phòng khám chuyên khoa mắt;
k) Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
l) Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
m) Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
n) Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
o) Phòng khám chuyên khoa da liễu;
p) Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
q) Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
r) Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
s) Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;
t) Phòng xét nghiệm;
u) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
v) Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
x) Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;
y) Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
z) Phòng khám chuyên khoa khác.
...
Theo đó, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp là một trong những hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Điều trị bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Để được thành lập phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Để được thành lập phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
* Điều kiện chung: Được quy định tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
* Điều kiện riêng: Được quy định tại Điều 32 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, khoản 26 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Quy mô: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa tùy theo cơ sở pháp lý để thành lập các phòng khám này.
(2) Cơ sở vật chất: Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa thì cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này;
(3) Thiết bị y tế: Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám đa khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định này. Trường hợp có quy mô tương đương với phòng khám chuyên khoa thì phải đáp ứng các điều kiện về thiết bị y tế quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này;
(4) Nhân sự: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng;
- Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám.
Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 8 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe
...
8. Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe:
a) Văn bản công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe theo Mẫu 01 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở;
c) Danh sách người tham gia khám sức khỏe theo Mẫu 02 Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Bản sao hợp lệ danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn của bệnh viện (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?