Để được phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ gì?
- Trước khi vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải cần lập phương án vận tải như thế nào?
- Để được phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng?
Trước khi vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải cần lập phương án vận tải như thế nào?
Phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP thì hàng hóa siêu trường, siêu trọng được xác định như sau:
- Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.
- Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.
Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng.
Theo đó, trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng thì thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải (gọi tắt là người vận tải) phải lập phương án vận tải và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải;
- Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ;
- Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có);
- Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.
Để được phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT thì người kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng trên đường thủy nội địa cần nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa bao gồm:
- Đơn đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 61/2015/TT-BGTVT;
- Phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng theo các nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 61/2015/TT-BGTVT.
* Hình thức nội hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
* Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh);
- Sở Giao thông vận tải (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh);
- Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải (đối với phương tiện thủy nội địa rời bến cảng biển).
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng?
Tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng như sau:
Trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng
...
4. Thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh;
b) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng biển;
c) Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh.
Căn cứ quy định trên thì tùy vào hành trình vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng mà cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh;
- Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng biển;
- Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?