Để được hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Để được hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Mức hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ như thế nào?
- Để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?
Để được hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ thì phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Chương II Nghị định 67/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) thì đối tượng được hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là chủ tàu đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên cụ thể:
- Tàu đóng mới thuộc số lượng tàu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các tỉnh;
- Tàu đóng mới thay thế các tàu làm nghề lưới kéo có công suất từ 90CV trở lên chuyển đổi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển như: Lưới vây, nghề lưới rê (trừ lưới rê khai thác cá ngừ), nghề câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần.
Tại Chương II Nghị định 67/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện được hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ như sau:
- Chủ tàu là thành viên của tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;
- Tàu cá đóng mới phải là tàu khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ composite;
- Tàu đóng mới máy chính phải sử dụng máy thủy mới 100% chính hãng;
- Tàu cá phải lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh và kết nối được với trạm bờ để quản lý, giám sát hành trình trong quá trình tàu hoạt động trên biển;
- Tàu khai thác hải sản xa bờ đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản.
Mức hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ như thế nào?
Theo quy định tại Chương II Nghị định 67/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) thì mức hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ như sau:
- Đối với tàu khai thác hải sản đóng mới vỏ thép (bao gồm cả các trang thiết bị mới), cụ thể:
+ Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu;
+ Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu.
- Đối với tàu khai thác hải sản đóng mới vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên (bao gồm cả các trang thiết bị mới), chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu.
Để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?
Trình tự, thủ tục yêu cầu đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ theo quy định tại Chương II Nghị định 67/2014/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) như sau:
- Chủ tàu gửi hồ sơ (01 bộ) đề nghị hỗ trợ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký tàu cá trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu của chủ tàu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường nơi chủ tàu có hộ khẩu thường trú (Mẫu đề nghị hỗ trợ một lần sau đầu tư theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP) tải về;
+ Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ tàu;
+ Bản sao các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hải sản;
+ Hợp đồng đóng mới tàu cá để xác định chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu cá;
+ Bảng quyết toán của cơ sở đóng tàu về tổng mức đầu tư đóng mới tàu cá (bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; trang thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa) kèm theo các hóa đơn, chứng từ thanh toán tiền đóng mới tàu cá, tiền mua mới máy móc, trang thiết bị.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của chủ tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt số tiền hỗ trợ cho chủ tàu và gửi kết quả đến Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi chủ tàu được hỗ trợ, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh chi tiền của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước thông báo công khai lịch cấp tiền cho chủ tàu; chủ tàu phải xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân để đối chiếu khi nhận tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?