Để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
- Để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
- Đề án trong hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử của doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ nào?
- Trình tự, thời hạn và cách thức cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
1. Điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
2. Điều kiện về nhân sự
a) Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
b) Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
...
Theo quy định trên, để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về nhân sự như sau:
- Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
Như vậy, để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
Để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Đề án trong hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử của doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo Mẫu XT01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án và các tài liệu mô tả theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
...
Như vậy, đề án trong hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, cụ thể:
- Phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin;
Thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ;
Phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, bảo đảm an ninh an toàn thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ;
Phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức;
Phương án bảo đảm an ninh, trật tự;
Phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử;
- Văn bản giới thiệu về máy móc, thiết bị đang sở hữu đặt tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người.
Trình tự, thời hạn và cách thức cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì trình tự, thời hạn và cách thức cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho doanh nghiệp được quy định như sau:
(1) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 59/2022/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính về Bộ Công an hoặc nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an;
(2) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công an có thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ;
(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời;
(4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thực hiện việc thẩm định, kiểm tra thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP này cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?