Để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp xuất khẩu cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận về cơ quan nào?
- Doanh nghiệp xuất khẩu để đáp ứng điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ cần đảm bảo công tác an ninh đối với dây chuyển sản xuất ra sao?
- Để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp xuất khẩu cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận về cơ quan nào?
- Được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được hưởng những quyền lợi gì?
Doanh nghiệp xuất khẩu để đáp ứng điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ cần đảm bảo công tác an ninh đối với dây chuyển sản xuất ra sao?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định về điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong chế độ ưu tiên như sau:
Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ
Doanh nghiệp đạt điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp;
2. Doanh nghiệp có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
a. Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến cảng và từ cảng về doanh nghiệp;
b. Kiểm tra an toàn container trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải;
c. Giám sát tại các vị trí quan trọng: Khu vực tường rào, cổng ra vào, kho bãi, khu vực sản xuất, khu vực hành chính;
d. Phân quyền công nhân viên di chuyển, làm việc tại các khu vực phù hợp với nhiệm vụ;
đ. Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin;
e. An ninh nhân sự.
Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến cảng và từ cảng về doanh nghiệp;
- Kiểm tra an toàn container trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải;
- Giám sát tại các vị trí quan trọng: Khu vực tường rào, cổng ra vào, kho bãi, khu vực sản xuất, khu vực hành chính;
- Phân quyền công nhân viên di chuyển, làm việc tại các khu vực phù hợp với nhiệm vụ;
- Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin;
- An ninh nhân sự.
Để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp xuất khẩu cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC) quy định về hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên
1. Doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này, có nhu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận. Hồ sơ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 18 Thông tư số 72/2015/TT/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hồ sơ bao gồm:
a. Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
c. Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
d. Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
đ. Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
e. Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
2. Đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ bao gồm:
a. Văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên và cam kết triển khai dự án đúng tiến độ theo mẫu 02b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính;
b. Giấy chứng nhận đầu tư, Giải trình kinh tế kỹ thuật: 01 bản chụp.
Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên, có nhu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, thì gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận
Hồ sơ đề nghị xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên bào gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
- Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản
- Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Để được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp xuất khẩu cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận về cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 72/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC và khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BTC) thì doanh nghiệp xuất khẩu khi đã được công nhận doanh nghiệp ưu tiên thì khi làm thủ tục hải quan sẽ được những quyền lợi như:
- Được cơ quan hải quan ưu tiên kiểm tra thực tế hàng hóa trước bằng máy soi đối với trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ khai báo hải quan.
- Trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc trong khâu thông quan, Chi cục Hải quan có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng văn bản trong thời gian 8 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm phát sinh vướng mắc.
- Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước
- Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xem hàng hóa trước hoặc lấy mẫu thì được ưu tiên làm thủ tục xem hàng trước, lấy mẫu trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?