Để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự, công chức phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?

Cho tôi hỏi để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự, công chức phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu? Thẩm tra viên thi hành án dân sự có những nhiệm vụ như thế nào? - Câu hỏi của chị Tuyết (Bình Thuận)

Để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự, công chức phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?

Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên thì phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu

Để được bổ nhiệm Thẩm tra viên thì phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu? (Hình từ Internet)

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm tra viên thi hành án dân sự như sau:

Ngạch Thẩm tra viên
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
b) Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến công tác thi hành án dân sự;
d) Có năng lực phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
đ) Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
e) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Như vậy, công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Bên cạnh tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thẩm tra viên thi hành án dân sự còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) như sau:

- Có trình độ Cử nhân Luật trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;

- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.

Thẩm tra viên thi hành án dân sự có những nhiệm vụ như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Thẩm tra viên chuyên ngành thi hành án dân sự như sau:

Ngạch Thẩm tra viên
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
b) Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;
c) Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;
d) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;
đ) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
e) Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
g) Tham mưu xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thẩm tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;
i) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện công tác thẩm tra các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

Như vậy, dựa vào quy định trên, có thể thấy Thẩm tra viên thi hành án dân sự có một số nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công;

- Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;

- Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự:

+ Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản;

+ Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự.

- Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thẩm tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện công tác thẩm tra các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật, ...

Thẩm tra viên thi hành án dân sự có chức trách gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi Thông tư 08/2020/TT-BTP), Thẩm tra viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Thẩm tra viên giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp thực hiện việc thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự.

Thẩm tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà Thẩm tra viên chính thi hành án được hưởng có tính đóng bảo hiểm y tế không?
Pháp luật
Bảng lương của Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Bảng lương Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao mới nhất? Mức lương thấp nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định?
Pháp luật
Thẩm tra viên thi hành án dân sự cần có những loại chứng chỉ nào? Công việc cụ thể của chức danh này?
Pháp luật
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần có kinh nghiệm thế nào? Yêu cầu về thành tích công tác?
Pháp luật
Thẩm tra viên thi hành án dân sự chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nào?
Pháp luật
Thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự cần có trình độ đào tạo thế nào? Mức lương cao nhất áp dụng với vị trí này?
Pháp luật
Thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự có các công việc cụ thể nào và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc là gì?
Pháp luật
Thời gian làm công tác pháp luật trong Ngành Thi hành án Quân đội có phải là tổng thời gian có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm chức vụ liên quan Ngành đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm tra viên
2,078 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm tra viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào