Để được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên?
- Để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp gồm có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về cơ cấu Hội đồng quản lý như sau:
Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
2. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của Bộ (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp) hoặc đại diện của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) do người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp);
c) Thư ký Hội đồng;
d) Đại diện cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thi cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp tham gia Hội đồng quản lý;
đ) Đại diện của các tổ chức có lợi ích liên quan (nếu có).
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và số lượng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký và các thành viên khác.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp thì cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về điều kiện để được bổ nhiệm chức danh Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý
...
2. Đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, để được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Là công chức hoặc viên chức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
(3) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
(4) Có trình độ từ đại học trở lên;
(5) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức;
(6) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
(7) Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BTP thì Chủ tịch Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 9 Thông tư này;
(2) Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
(3) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động theo nhiệm kỳ và hàng năm, hàng quý của Hội đồng quản lý; lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
(4) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý;
(5) Ký các văn bản của Hội đồng quản lý;
(6) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?