Để được bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thì cá nhân cần đáp ứng đủ bao nhiêu tiêu chuẩn về trình độ?
- Để được bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thì cá nhân cần đáp ứng đủ bao nhiêu tiêu chuẩn về trình độ?
- Yêu cầu tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định thế nào?
- Năng lực hiểu biết của Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định ra sao?
Để được bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thì cá nhân cần đáp ứng đủ bao nhiêu tiêu chuẩn về trình độ?
Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo (Hình từ internet)
Theo Mục 4 Phụ lục 05 Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
4. Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
d) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Có kinh nghiệm công tác quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Theo đó, để được bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo thì cá nhân cần đáp ứng đủ 07 tiêu chuẩn sau về trình độ, bao gồm:
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
- Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
- Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Yêu cầu tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định thế nào?
Theo Mục 2 Phụ lục 05 Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
2. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống quy định tại mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này.
Dẫn chiếu theo Mục 2 Phụ lục 01 Tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như sau:
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng;
- Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;
- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; lãnh đạo và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; trung thực, khách quan, công tâm trong thực thi công vụ;
- Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đáp ứng các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp;
- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao; thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và có tinh thần giữ gìn đoàn kết nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp;
- Có tác phong làm việc dân chủ, khoa học; có tinh thần học hỏi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực công tác; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chuyên môn nghiệp vụ, tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết công việc;
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không lạm dụng chức vụ quyền hạn và để người thân lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mưu lợi riêng.
Năng lực hiểu biết của Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định ra sao?
Theo Mục 3 Phụ lục 05 Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
3. Tiêu chuẩn về năng lực, hiểu biết
Có năng lực, hiểu biết quy định tại mục 3 Phụ lục 04 ban hành kèm theo Quyết định này.
Dẫn chiếu theo Mục 3 Phụ lục 04 Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương của đơn vị thuộc Bộ ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định tiêu chuẩn về năng lực, hiểu biết như sau:
3. Tiêu chuẩn về năng lực, hiểu biết
a) Nắm vững và có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
b) Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình công tác và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ;
c) Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
d) Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và của các cơ quan có mối liên hệ công tác; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;
đ) Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có khả năng nghiên cứu và hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi công tác;
e) Tiêu chuẩn khác theo quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?