Để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân và doanh thu bình quân trước thời điểm định giá như thế nào?

Xin hỏi, để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân và doanh thu bình quân trước thời điểm định giá như thế nào? Tính giá quyền sử dụng rừng theo công thức như thế nào? Câu hỏi của chị Thùy Tiên tại Tp. Hồ Chí Minh.

Doanh thu bình quân để định giá quyền sử dụng rừng gồm những doanh thu nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về định giá quyền sử dụng rừng như sau:

Định giá quyền sử dụng rừng
Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác, xác định như sau:
1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b) Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
...

Như vậy, giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác.

Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá gồm:

- Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);

- Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;

- Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;

- Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Các nguồn thu hợp pháp khác.

định giá

Định giá quyền sử dụng rừng (Hình từ Internet)

Để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân trước thời điểm định giá như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về định giá quyền sử dụng rừng như sau:

Định giá quyền sử dụng rừng
...
2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;
b) Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
c) Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
...

Theo đó, để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:

- Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;

- Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;

- Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Chi dịch vụ môi trường rừng;

- Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;

Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).

Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng như sau: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.

Tính giá quyền sử dụng rừng theo công thức như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Định giá quyền sử dụng rừng
...
4. Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)
a) Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức sau:
công thức
b) Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức sau:
công thức 2
Trong đó:
B là tổng doanh thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
C là tổng chi phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
t là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);
r là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính như sau:
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.
c) Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí làm cơ sở định giá rừng, áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
d) Ví dụ cách tính giá quyền sử dụng rừng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Như vậy, tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha) trong trường hợp tính cho 1 năm và trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức được quy định trên.

Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí làm cơ sở định giá rừng, áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.

Xem thêm Ví dụ cách tính giá quyền sử dụng rừng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT.

Định giá rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành khung giá rừng? Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Pháp luật
Rừng được định giá như thế nào? Trong trường hợp nào rừng được định giá? Rừng trồng được đánh giá như thế nào?
Pháp luật
Vô tình gây cháy rừng thì có phải định giá rừng để bồi thường hay không? Công thức xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với rừng tự nhiên như thế nào?
Pháp luật
Để định giá cây đứng, xác định tổng trữ lượng gỗ cho khu rừng, xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao như thế nào?
Pháp luật
Để định giá quyền sử dụng rừng, xác định chi phí bình quân và doanh thu bình quân trước thời điểm định giá như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Định giá rừng
658 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Định giá rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Định giá rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào