Để định giá cây đứng, xác định tổng trữ lượng gỗ cho khu rừng, xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao như thế nào?
Xác định tổng trữ lượng gỗ cho khu rừng cần định giá cây đứng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về định giá cây đứng như sau:
Định giá cây đứng
Giá cây đứng được xác định dựa vào giá thị trường và thực hiện như sau:
1. Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng gỗ và trữ lượng gỗ bình quân theo từng nhóm gỗ cho khu rừng cần định giá, bao gồm:
a) Trữ lượng gồ: xác định tổng trữ lượng, trữ lượng từng nhóm gỗ cho 01 ha;
b) Nhóm gỗ: xác định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Như vậy, giá cây đứng được xác định dựa vào giá thị trường.
Thu thập, tổng hợp, xác định tổng trữ lượng gỗ và trữ lượng gỗ bình quân theo từng nhóm gỗ cho khu rừng cần định giá cây đứng, bao gồm:
- Trữ lượng gồ: xác định tổng trữ lượng, trữ lượng từng nhóm gỗ cho 01 ha;
- Nhóm gỗ: xác định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Định giá cây đứng (Hình từ Internet)
Để định giá cây đứng, xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về định giá cây đứng như sau:
Định giá cây đứng
...
2. Xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao (bãi giao là nơi dự kiến tập kết gỗ có điều kiện giao thông thuận lợi để vận chuyển gỗ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định), bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin giá bán gỗ tròn trên địa bàn gần với khu rừng định giá; thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên;
b) Thu thập, tổng hợp thông tin tại các khu rừng có khai thác và phỏng vấn các bên liên quan;
c) Xác định giá bán gỗ tròn theo nhóm gỗ;
d) Trường hợp không xác định được giá gỗ tròn tại bãi giao, thì áp dụng giá gỗ tròn ở địa bàn lân cận có đặc điểm và điều kiện tương đương.
...
Theo đó, để định giá cây đứng, xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao (bãi giao là nơi dự kiến tập kết gỗ có điều kiện giao thông thuận lợi để vận chuyển gỗ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định), bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp thông tin giá bán gỗ tròn trên địa bàn gần với khu rừng định giá; thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên;
- Thu thập, tổng hợp thông tin tại các khu rừng có khai thác và phỏng vấn các bên liên quan;
- Xác định giá bán gỗ tròn theo nhóm gỗ;
- Trường hợp không xác định được giá gỗ tròn tại bãi giao, thì áp dụng giá gỗ tròn ở địa bàn lân cận có đặc điểm và điều kiện tương đương.
Khi định giá cây đứng, xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi giao như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về định giá cây đứng như sau:
Định giá cây đứng
...
3. Xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí khác, bao gồm:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin về định mức cho hoạt động khai thác rừng;
b) Thu thập tài liệu, hồ sơ tính toán chi phí khai thác rừng ở thời điểm gần nhất; các quy định về thuế tài nguyên, phí và các thông tin liên quan khác;
c) Thu thập thông tin, phỏng vấn các bên liên quan về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và các chi phí hợp lý khác;
d) Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao (tính bình quân cho 01 m3 gỗ tròn). Trường hợp không có thông tin về chi phí khai thác, thì ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển ở nơi có khai thác và điều kiện tương đương;
đ) Thu thập, tổng hợp thông tin về thuế tài nguyên phải nộp theo quy định.
4. Tính giá cây đứng
a) Giá cây đứng (đồng/ha) được tính như sau:
Trong đó:
Mi là trữ lượng gỗ của nhóm gỗ i tính bằng m3;
Pi là giá gỗ tròn tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm gỗ i tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;
n là số lượng nhóm gỗ phân loại (n chạy theo nhóm gỗ, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Ví dụ cách tính giá cây đứng tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi định giá cây đứng, xác định các chi phí liên quan đến khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ từ rừng đến bãi giao, thuế tài nguyên và các chi phí khác, bao gồm:
- Thu thập, tổng hợp thông tin về định mức cho hoạt động khai thác rừng;
- Thu thập tài liệu, hồ sơ tính toán chi phí khai thác rừng ở thời điểm gần nhất; các quy định về thuế tài nguyên, phí và các thông tin liên quan khác;
- Thu thập thông tin, phỏng vấn các bên liên quan về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển tới bãi giao và các chi phí hợp lý khác;
- Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển đến bãi giao (tính bình quân cho 01 m3 gỗ tròn). Trường hợp không có thông tin về chi phí khai thác, thì ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển ở nơi có khai thác và điều kiện tương đương;
- Thu thập, tổng hợp thông tin về thuế tài nguyên phải nộp theo quy định.
Tính giá cây đứng theo công thức được quy định cụ thể trên.
Xem thêm Ví dụ cách tính giá cây đứng tại Phụ lục I kèm theo kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?