Để đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt thì người lao động tại cơ sở trồng trọt có phải tham gia tập huấn hay không?
- Để đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt thì người lao động tại cơ sở trồng trọt có phải tham gia tập huấn hay không?
- Theo yêu cầu về tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở vật chất tại nơi trồng trọt được quy định thế nào?
- Người lao động tại cơ sở trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng các điều kiện gì?
Để đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt thì người lao động tại cơ sở trồng trọt có phải tham gia tập huấn hay không?
Để đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt thì người lao động tại cơ sở trồng trọt có phải tham gia tập huấn hay không? (Hình từ Internet)
Về yêu cầu tập huấn trong yêu cầu đối với VietGAP trồng trọt được quy định tại tiểu mục 3.1.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) - Phần 1: Trồng trọt như sau:
Tập huấn
3.1.1.1 Người trực tiếp quản lý VietGAP phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP.
3.1.1.2 Người lao động phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước.
3.1.1.3 Người kiểm tra nội bộ phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt.
Theo đó muốn được đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt thì người lao động phải được tập huấn (nội bộ hoặc bên ngoài) về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước.
Theo yêu cầu về tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở vật chất tại nơi trồng trọt được quy định thế nào?
Đối với cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt phải tuân thủ các yêu cầu tại tiểu mục 3.1.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 như sau:
Cơ sở vật chất
3.1.2.1 Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác
- Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; nếu là kho thì cửa kho phải có khóa và chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào kho. Không đặt trong khu vực sơ chế, bảo quản sản phẩm, sinh hoạt và không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Cần có sẵn dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất.
3.1.2.2 Nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có)
- Phải được xây dựng ở vị trí phù hợp đảm bảo hạn chế nguy cơ ô nhiễm từ khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông, công nghiệp, làng nghề, khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang, bãi rác và các hoạt động khác.
- Khu vực sơ chế phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo.
3.1.2.3 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế
- Phải được làm sạch trước, sau khi sử dụng và bảo dưỡng định kỳ nhằm tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm.
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng quy định của pháp luật về bao bì, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm [11]; [12]; [13];
3.1.2.4 Phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.
Như vậy tại các cơ sở trồng trọt đạt tiêu chuẩn VietGAP cần đáp ứng các yêu cầu về:
- Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác
- Nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có)
- Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế
Đồng thời phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.
Người lao động tại cơ sở trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng các điều kiện gì?
Người lao động tại cơ sở trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng các điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân theo quy định tại tiểu mục 3.1.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 như sau:
Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân
- Cần cung cấp các điều kiện làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị tối thiểu, an toàn cho người lao động.
VÍ DỤ: Người pha, phun thuốc BVTV cần được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị cân, đo, phun thuốc, bảo hộ lao động theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm thuốc BVTV như: găng tay, mặt nạ...
- Nhà vệ sinh, chỗ rửa tay cần sạch sẽ và có hướng dẫn vệ sinh cá nhân.
- Cần có quy định về bảo hộ lao động, hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất.
- Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng...) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác.
- Cần có thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?