Để đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị thì người đăng ký cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Để đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị thì người đăng ký cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Bên cạnh đó, tài Điều 23 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Hạn tuổi cao nhất phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân chuyên nghiệp
1. Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp: 54 tuổi.
2. Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: 56 tuổi.
3. Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: 58 tuổi.
Theo đó, để đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị thì cá nhân phải còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị như:
- Cấp úy quân nhân chuyên nghiệp: 54 tuổi.
- Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: 56 tuổi.
- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: 58 tuổi.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đăng ký làm quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Đối với công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
Để đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị thì người đăng ký cần phải đáp ứng được những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Thời gian huấn luyện đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Huấn luyện quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hàng năm.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện được gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày. Trường hợp cần thiết được quyền giữ quân nhân chuyên nghiệp dự bị ở lại huấn luyện không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì quân nhân chuyên nghiệp dự bị phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện được gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.
Thẩm quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 170/2016/TT-BCA (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) quy định về thẩm quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, phong, thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị
1. Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, phong, thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
2. Thẩm quyền hạ bậc lương; hạ loại, nhóm; giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư này”.
Dẫn chiếu Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) quy định về thẩm quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp;
d) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên;
đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng;
e) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Thượng tá và đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8a, khoản 2 Điều 8b Thông tư này.
...
3. Thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; thăng cấp bậc quân hàm từ Trung úy đến Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20;
c) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống gồm:
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ dưới một năm;
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ một năm (đủ 12 tháng) đến không quá 5 năm sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
...
Theo quy định trên thì thẩm quyền nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nếu hệ số lương từ 6,80 trở lên.
Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp dự bị có hệ số lượng tư dưới 6,80 thì việc nâng lương sẽ thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?