Để đảm nhiệm vị trí quản lý điều hành mạng bưu chính thì người lao động của Cục Bưu điện Trung ương cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
- Quản lý điều hành mạng bưu chính có những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Để đảm nhiệm vị trí quản lý điều hành mạng bưu chính thì người lao động của Cục Bưu điện Trung ương cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
- Phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bưu chính bao lâu thì mới được làm quản lý điều hành mạng bưu chính?
Quản lý điều hành mạng bưu chính có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quyết định 2183/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính như sau:
Vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng các quy định, quy trình, kế hoạch, phương án tổ chức mạng bưu chính KT1;
b) Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, quy trình và phần mềm ứng dụng trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình hoạt động của mạng bưu chính KT1;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an ninh, an toàn và các sai phạm trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
d) Biên soạn tài liệu và tập huấn nghiệp vụ cho kiểm soát viên bưu chính, giao dịch viên bưu chính, khai thác bưu chính, vận chuyển bưu chính và bưu tá.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Bưu điện Trung ương về cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
...
Như vậy, theo quy định thì quản lý điều hành mạng bưu chính có những nhiệm vụ sau:
(1) Xây dựng các quy định, quy trình, kế hoạch, phương án tổ chức mạng bưu chính KT1;
(2) Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, quy trình và phần mềm ứng dụng trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
Tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình hoạt động của mạng bưu chính KT1;
(3) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an ninh, an toàn và các sai phạm trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
(4) Biên soạn tài liệu và tập huấn nghiệp vụ cho kiểm soát viên bưu chính, giao dịch viên bưu chính, khai thác bưu chính, vận chuyển bưu chính và bưu tá.
Quản lý điều hành mạng bưu chính có những nhiệm vụ gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Để đảm nhiệm vị trí quản lý điều hành mạng bưu chính thì người lao động của Cục Bưu điện Trung ương cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định 2183/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính như sau:
Vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng các quy định, quy trình, kế hoạch, phương án tổ chức mạng bưu chính KT1;
b) Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, quy trình và phần mềm ứng dụng trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1; tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình hoạt động của mạng bưu chính KT1;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý sự cố về an ninh, an toàn và các sai phạm trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
d) Biên soạn tài liệu và tập huấn nghiệp vụ cho kiểm soát viên bưu chính, giao dịch viên bưu chính, khai thác bưu chính, vận chuyển bưu chính và bưu tá.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Bưu điện Trung ương về cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
b) Nắm vững cấu trúc mạng lưới, các quy định quản lý, điều hành, khai thác mạng bưu chính KT1; xu thế phát triển của mạng bưu chính KT1;
c) Nắm vững các phần mềm ứng dụng trong cung cấp, khai thác dịch vụ bưu chính và các phần mềm trong công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính.
...
Như vậy, theo quy định thì người lao động cần đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ sau:
(1) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Bưu điện Trung ương về cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
(2) Nắm vững cấu trúc mạng lưới, các quy định quản lý, điều hành, khai thác mạng bưu chính KT1; xu thế phát triển của mạng bưu chính KT1;
(3) Nắm vững các phần mềm ứng dụng trong cung cấp, khai thác dịch vụ bưu chính và các phần mềm trong công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính.
Phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bưu chính bao lâu thì mới được làm quản lý điều hành mạng bưu chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quyết định 2183/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính như sau:
Vị trí quản lý/quản lý điều hành mạng bưu chính
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bưu chính từ 12 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc);
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT).
Như vậy, theo quy định thì yêu cầu đối với vị trí quản lý điều hành mạng bưu chính là phải tốt nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực bưu chính từ 12 tháng trở lên, không kể thời gian tập sự, thử việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?