Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?

Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng? Cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?

Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?

Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD về Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng ban hành kèm Thông tư 21/2014/TT-BXD có quy định:

1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1 Người khuyết tật
Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
1.4.2 Khuyết tật vận động
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Người khuyết tật vận động có khả năng tự đi lại được nhờ các thiết bị trợ giúp như xe lăn, nạng, gậy chống, lồng chống.
1.4.3 Khuyết tật nghe
Tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
Người khuyết tật trong khả năng nghe có thể ở các mức độ khác nhau như: bị điếc hoàn toàn; nghe được một số tần số âm thanh nhất định; thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nghe.
1.4.4 Khuyết tật nhìn
Tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Người khuyết tật nhìn có thể ở các mức độ khác nhau như: không có khả năng phân biệt sáng tối (bị mù hoàn toàn); hạn chế tầm nhìn: không có khả năng nhìn hai bên, bên trên hoặc bên dưới; hạn chế khả năng nhìn rõ; bị cận thị nặng; bị mù màu, bị lóa khi gặp ánh sáng mạnh.
1.4.5 Tiếp cận
Việc người khuyết tật sử dụng được nhà ở và công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng.
1.4.6 Công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
Môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người khuyết tật có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình.
1.4.7 Lối vào
Lối chính dẫn vào bên trong công trình.
1.4.8 Dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết
Dấu hiệu đặc trưng của một bề mặt đã tiêu chuẩn hoá được đặt vào hoặc gắn lên diện tích bề mặt đường đi bộ hoặc lên cấu kiện khác để báo hiệu cho người khuyết tật nhận biết những bất ngờ trên lối đi.

Theo đó, công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng có thể được hiểu là môi trường kiến trúc được tạo dựng mà người khuyết tật có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công trình.

Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?

Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)

Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng thì lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 về nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng thì để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn tại nhà ở được xây dựng như sau:

- Trong nhà ở nhất thiết phải có lối thoát nạn cho người tàn tật khi gặp sự cố.

- Trên đường thoát nạn phải có chỗ dành cho người tàn tật ở cùng một độ cao và đầu đường thoát nạn phải có cầu thang bộ.

- Chiều rộng đường thoát nạn phải từ 900mm đến 1200mm. Ở những nơi tập trung đông người phải rộng 1800mm.

- Trên đường thoát không được có sự thay đổi độ cao. Nếu dùng các cửa tự động hoặc dùng thẻ từ thì các cửa này phải tự mở khi có cháy.

- Phải đảm bảo độ rọi chiếu sáng trên đường thoát nạn từ 0,1 đến 0,2lux. Tại các cửa ra vào và các bậc thang lên xuống cũng phải đảm bảo chiếu sáng.

Cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?

Căn cứ tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 về nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng quy định cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng như sau để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng:

(1) Cầu thang trong nhà ở chung cư được quy định như sau:

- Không dùng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc

- Chiều rộng về cầu thang không nên nhỏ hơn 1200mm

- Mặt bậc thang phải không trơn trượt và không làm mũi bậc có hình vuông

- Không dùng cầu thang loại bậc hở;

- Tay vịn phải bố trí liên tục và ở độ cao 900mm. Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc cầu thang, tay vịn được kéo dài thêm 300mm.

- Nếu cầu thang có trải thảm thì phải được lót chắc chắn. Mép ngoài của thảm phải được gắn chặt với sàn. Góc giữa mặt bậc và thân bậc không được lớn hơn 30°. Mũi bậc không được lõm vào làm vướng mũi giầy hoặc nạng chống.

Chú thích: Đối với các loại nhà ở như nhà liền kế, nhà biệt thự... nếu có yêu cầu có thể cho phép:

- Sử dụng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc;

- Chiều rộng về cầu thang không nhỏ hơn 800mm.

(2) Bề rộng mặt bậc thang không nhỏ hơn 300mm với cầu thang trong nhà, không nhỏ hơn 400mm với cầu thang ngoài nhà. Độ cao bậc thang không được lớn hơn 160mm với thang trong nhà và không được lớn hơn 120mm với thang ngoài nhà

(3) Mũi bậc thang được thiết kế không lớn hơn 25mm. Nếu mũi bậc được thiết kế vượt ra ngoài thân bậc thì mũi bậc phải được lượn cong hoặc vê tròn

(4) Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1800mm và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 800mm. Khoảng cách giữa mặt trên tay vịn với mặt bậc thang đầu tiên và mặt dốc phía cuối không được lớn hơn 1000mm theo chiều thẳng đứng

(5) Cầu thang phải được chiếu sáng tốt. Mặt bậc đầu và cuối cầu thang có mầu khác với mầu mặt sàn.

(6) Nhà ở không có thang máy phải có hệ thống nâng hoặc hạ xuống bằng các thiết bị chuyên dụng gắn vào lan can hoặc ròng rọc. Hai bên cầu thang đặt tay vịn cao 900mm.

Lối thoát nạn
Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm học môn thể dục theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lối thoát nạn
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
37 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lối thoát nạn Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lối thoát nạn Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào