Đề cương chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những nội dung nào? Việc lấy ý kiến về chương trình được thực hiện thế nào?
Đề cương chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ như sau:
Lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng Đề cương chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh và gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm xây dựng Đề cương chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và gửi lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan.
3. Đề cương chương trình gồm các nội dung chính sau:
a) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chương trình;
b) Nguyên tắc, căn cứ lập chương trình;
c) Mục tiêu, thời hạn của chương trình;
d) Phạm vi, ranh giới khu vực vùng bờ cần phải lập chương trình;
đ) Các vấn đề cần giải quyết để quản lý tổng hợp;
e) Các nội dung chủ yếu của chương trình; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
4. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan về Đề cương chương trình, cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm xây dựng dự thảo chương trình, lấy ý kiến của các cơ quan, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định trên, đề cương chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những nội dung sau:
+ Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chương trình.
+ Nguyên tắc, căn cứ lập chương trình.
+ Mục tiêu, thời hạn của chương trình.
+ Phạm vi, ranh giới khu vực vùng bờ cần phải lập chương trình.
+ Các vấn đề cần giải quyết để quản lý tổng hợp.
+ Các nội dung chủ yếu của chương trình; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
Tài nguyên vùng bờ (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ như sau:
Lấy ý kiến về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
1. Đối với chương trình có phạm vi liên tỉnh, cơ quan lập chương trình gửi dự thảo chương trình kèm theo báo cáo thuyết minh để lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có liên quan. Đối với chương trình có phạm vi trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan lập chương trình gửi dự thảo chương trình kèm theo báo cáo thuyết minh để lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.
2. Việc lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chương trình có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
4. Cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; công khai trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh có biển.
Theo đó, việc lấy ý kiến về chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 nêu trên.
Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 về Nghị định 40/2016/NĐ-CP thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ như sau:
Thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
1. Hồ sơ thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định chương trình;
b) Dự thảo chương trình và báo cáo thuyết minh;
c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
...
Như vậy, hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm văn bản đề nghị thẩm định chương trình; dự thảo chương trình và báo cáo thuyết minh.
Và hồ sơ thẩm định cũng bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?