Để cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
- Để cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
- Cá nhân nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam cho ai?
- Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không?
Để cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm đúng không?
Điều kiện để cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới được quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới
1. Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
...
Theo quy định trên, để cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành bảo hiểm.
Trường hợp không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành khác và có chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm về tư vấn do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Cá nhân nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam cho ai?
Đối tương mà cá nhân nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, cá nhân nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.
Trường hợp cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không?
Việc cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không, theo Điều 142 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho người thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
4. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Như vậy, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?