Để chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí thì tổ chức phải tham gia ít nhất 01 hợp đồng dầu khí trước đó đúng không?
- Để chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí thì tổ chức phải tham gia ít nhất 01 hợp đồng dầu khí trước đó đúng không?
- Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có thể đề nghị cơ quan nào điều chỉnh đề cương chi tiết của đề án?
- Việc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí gồm bao nhiêu cấp?
Để chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí thì tổ chức phải tham gia ít nhất 01 hợp đồng dầu khí trước đó đúng không?
Điều kiện đối với tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí được quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản về dầu khí, đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
a) Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ;
b) Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
2. Có phương án huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực hiện đề án.
3. Đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
4. Có cam kết thực hiện các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật và không đang trong thời gian bị cấm hoạt động trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Theo đó, tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải đáp ứng đủ những điều kiện được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có điều kiện tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
Điều tra cơ bản về dầu khí (Hình từ Internet)
Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có thể đề nghị cơ quan nào điều chỉnh đề cương chi tiết của đề án?
Việc đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết của đề án điều tra cơ bản về dầu khí được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
1. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt;
b) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
2. Trong quá trình thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
3. Trong quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa.Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng công việc đã thực hiện, lý do và nội dung đề xuất điều chỉnh đề án, gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình tương tự được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa.
Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết của đề án gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình quy định.
Việc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí gồm bao nhiêu cấp?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 45/2023/NĐ-CP, việc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí được chia làm hai cấp, gồm:
(1) Nghiệm thu cấp cơ sở do tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí thực hiện.
(2) Nghiệm thu cấp bộ do Bộ Công Thương tiến hành sau khi có kết quả nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập.
Kết quả nghiệm thu cấp bộ là cơ sở để phê duyệt kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?