Để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà có thể sử dụng những bộ phận nào làm mẫu bệnh phẩm?
- Để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà có thể sử dụng những bộ phận nào làm mẫu bệnh phẩm?
- Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà bằng phương pháp PCR thì cần xử lý mẫu bệnh phẩm như thế nào?
- Những thiết bị dụng cụ hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà gồm những thiết bị, dụng cụ nào?
Để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà có thể sử dụng những bộ phận nào làm mẫu bệnh phẩm?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu
- Nếu gà còn sống: lấy mẫu là dịch ngoáy ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản.
Sát trùng bên ngoài vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (3.5), dùng tăm bông vô trùng (3.6) ngoáy vào từng vị trí lấy mẫu rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
- Nếu gà đã chết: lấy mẫu là dịch ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản, phổi, các túi khí, dịch khớp gối chân.
Bệnh phẩm là dịch ở hốc mắt, hốc mũi, hầu họng, khí quản, các túi khí, dịch ở khớp chân: sát trùng bên ngoài vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (3.5), dùng tăm bông vô trùng (3.6) hoặc xi lanh vô trùng để hút dịch ở từng vị trí lấy mẫu rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
Bệnh phẩm là các túi khí: dùng kéo (4.8) mở xoang ngực, xoang bụng của gà, dùng panh (4.8) gạt phủ tạng để bộc lộ rõ túi khí, dùng tăm bông vô trùng (3.6) ngoáy vào túi khí rồi cho vào môi trường nuôi cấy (3.1).
Bệnh phẩm là phổi: Lấy mẫu vô trùng từ 10 g đến 100 g, cho vào từng lọ hay túi vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu
Mẫu bệnh phẩm nên được nuôi cấy trên môi trường càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp phải vận chuyển đến phòng thí nghiệm thì mẫu bệnh phẩm phải được đựng trong các ống mẫu đã có môi trường thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn M. gallisepticum (môi trường Frey, xem 3.1), đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu. Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...
Theo đó, để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà thì có thể sử dụng túi khí, phổi của gà để làm mẫu bệnh phẩm, cụ thể như sau:
- Bệnh phẩm là các túi khí: dùng kéo mở xoang ngực, xoang bụng của gà, dùng panh gạt phủ tạng để bộc lộ rõ túi khí, dùng tăm bông vô trùng ngoáy vào túi khí rồi cho vào môi trường nuôi cấy.
- Bệnh phẩm là phổi: Lấy mẫu vô trùng từ 10 g đến 100 g, cho vào từng lọ hay túi vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu
Mẫu bệnh phẩm nên được nuôi cấy trên môi trường càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp phải vận chuyển đến phòng thí nghiệm thì mẫu bệnh phẩm phải được đựng trong các ống mẫu đã có môi trường thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn M. gallisepticum (môi trường Frey), đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (Hình từ Internet)
Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà bằng phương pháp PCR thì cần xử lý mẫu bệnh phẩm như thế nào?
Theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về xử lý mẫu bệnh phẩm khi chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.2 Xác định vi khuẩn M. gallisepticum bằng phương pháp PCR từ bệnh phẩm
6.2.1 Xử lý mẫu
- Ống chứa mẫu bệnh phẩm được lắc bằng máy lắc (4.4) trong 15 s, sau đó ly tâm với gia tốc 6000 g trong 15 s.
- Dùng pipet hút dịch trong ống chuyển sang 2 ống 1,5 ml. Một ống dùng để xét nghiệm PCR, ống còn lại dùng làm mẫu lưu, bảo quản ở nhiệt độ 4°C.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì khi chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gàn bằng phương pháp PCR thì cần xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:
Ống chứa mẫu bệnh phẩm được lắc bằng máy lắc trong 15 s, sau đó ly tâm với gia tốc 6000 g trong 15 s.
- Dùng pipet hút dịch trong ống chuyển sang 2 ống 1,5 ml. Một ống dùng để xét nghiệm PCR, ống còn lại dùng làm mẫu lưu, bảo quản ở nhiệt độ 4°C.
Những thiết bị dụng cụ hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà gồm những thiết bị, dụng cụ nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà quy định về thiết bị dụng cụ dùng cho việc chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà như sau:
Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học và cụ thể như sau:
4.1 Tủ ấm, có bổ sung từ 5 % - 10 % CO2 và duy trì nhiệt độ 37°C.
4.2 Kính hiển vi: có vật kính với độ phóng đại 10 lần, 40 lần, 100 lần.
4.3 Nồi hấp, duy trì nhiệt độ 121°C.
4.4 Máy lắc
4.5 Máy li tâm, li tâm với gia tốc 12 000 g.
4.6 Máy PCR (máy nhân gen)
4.7 Bộ điện di
4.8 Panh, kéo, vô trùng.
4.9 Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 μm.
4.10 Pipet các loại 100 μl, 200 μl, 1000 μl
Như vậy, để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà cần dùng những thiết bị, dụng cụ sau:
- Tủ ấm, có bổ sung từ 5 % - 10 % CO2 và duy trì nhiệt độ 37°C.
- Kính hiển vi: có vật kính với độ phóng đại 10 lần, 40 lần, 100 lần.
- Nồi hấp, duy trì nhiệt độ 121°C.
- Máy lắc
- Máy li tâm, li tâm với gia tốc 12 000 g.
- Máy PCR (máy nhân gen)
- Bộ điện di
- Panh, kéo, vô trùng.
- Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 μm.
- Pipet các loại 100 μl, 200 μl, 1000 μl.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?