Để bổ sung phạm vi hoạt động trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, bác sĩ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Ngoài bác sĩ thì những đối tượng nào có thể được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh?
Theo Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về người xin cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
1. Bác sỹ, y sỹ
2. Điều dưỡng viên
3. Hộ sinh viên.
4. Kỹ thuật viên
5. Lương y
6. Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Theo đó, ngoài bác sĩ thì những đối tượng sau có thể được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh:
- Y sỹ;
- Điều dưỡng viên;
- Hộ sinh viên;
- Kỹ thuật viên;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Để bổ sung phạm vi hoạt động trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, bác sĩ cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Có được cấp thêm chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh khi bổ sung phạm vi hoạt động hay không?
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quy định về chứng chỉ hành nghề như sau:
Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật này.
2. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Theo đó, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chỉ được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Điều kiện bổ sung phạm vi hoạt động trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của bác sỹ được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Công văn 787/BYT-KCB năm 2021 hướng dẫn thực hiện cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề là bác sỹ như sau:
1. Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho bác sỹ (bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là đa khoa hoặc chuyên khoa) đã được cấp chứng chỉ hành nghề KBCB sau khi có thêm văn bằng chuyên khoa I, chuyên khoa II và người hành nghề có đơn đề nghị theo quy định thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa theo đúng văn bằng chuyên môn đã được đào tạo.
Theo đó, bác sỹ (bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là đa khoa hoặc chuyên khoa) đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sau khi có thêm văn bằng chuyên khoa I, chuyên khoa II và người hành nghề có đơn đề nghị theo quy định thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa theo đúng văn bằng chuyên môn đã được đào tạo.
Bên cạnh đó, theo Điều 2 Công văn 787/BYT-KCB năm 2021 hướng dẫn thực hiện cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề là bác sỹ như sau:
2. Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho bác sỹ theo quy định tại Khoản 01 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ bổ sung sửa đổi một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế:
2.1. Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có cả chứng chỉ, chứng nhận định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn (trừ chuyên khoa răng hàm mặt).
2.2. Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa (trừ bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học dự phòng), khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có chứng chỉ định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn và chỉ được cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa cùng hệ với chuyên khoa đã được cấp. Các chuyên khoa theo quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân theo hệ như sau:
a) Các chuyên khoa thuộc hệ nội: Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Nội khoa, Nhi khoa, Da liễu, Tâm thần, Nội tiết, Gây mê hồi sức, Ung bướu, Huyết học - truyền máu, Phục hồi chức năng, Nội soi chẩn đoán;
b) Các chuyên khoa thuộc hệ ngoại: Ngoại khoa, Lao (ngoại lao), Bỏng, Phụ sản, Nội soi chẩn đoán - can thiệp, Vi phẫu, Phẫu thuật nội soi, Tạo hình- Thẩm mỹ, Mắt, Tai Mũi Họng;
c) Các chuyên khoa thuộc hệ cận lâm sàng: Điện quang (bao gồm Chẩn đoán hình ảnh), Y học hạt nhân, Thăm dò chức năng, Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh - tế bào học.
...
Theo đó:
- Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám đa khoa, khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có cả chứng chỉ, chứng nhận định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn 3928/BYT-K2ĐT) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn (trừ chuyên khoa răng hàm mặt).
- Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám chuyên khoa (trừ bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học dự phòng), khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có chứng chỉ định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn 3928/BYT-K2ĐT) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn và chỉ được cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa cùng hệ với chuyên khoa đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?