Để bảo vệ hàng đặc biệt của nhà nước thì phải bảo đảm có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng?
- Để bảo vệ hàng đặc biệt của nhà nước thì phải bảo đảm có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng?
- Trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí, sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các thành viên đoàn vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước?
Để bảo vệ hàng đặc biệt của nhà nước thì phải bảo đảm có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Căn cứ tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phương tiện, khối lượng hàng đặc biệt và thời gian, hành trình vận chuyển, đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển trao đổi, thống nhất với cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt để bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển.
2. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.
Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày trên phương tiện đường sắt thì việc bố trí cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thực hiện theo các ca làm nhiệm vụ và phải bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trong quá trình vận chuyển, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ hàng đặc biệt được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để bảo vệ hàng đặc biệt. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy để bảo vệ hàng đặc biệt của nhà nước thì phải bảo đảm có ít nhất 02 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.
Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày trên phương tiện đường sắt thì việc bố trí cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thực hiện theo các ca làm nhiệm vụ và phải bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Hàng đặc biệt của nhà nước (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt
1. Trưởng đoàn vận chuyển là cán bộ thuộc cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt được thủ trưởng cơ quan quản lý hàng đặc biệt phân công làm Trưởng đoàn vận chuyển hàng đặc biệt.
Trưởng đoàn vận chuyển có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giao, nhận, vận chuyển, xếp, dỡ và quản lý, bảo quản hàng đặc biệt, phối hợp với lực lượng Cảnh sát nhân dân trong quá trình bảo vệ vận chuyển và các công việc khác do thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt giao.
2. Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt do thủ trưởng cơ quan Cảnh sát nhân dân bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phân công, có trách nhiệm chỉ huy các lực lượng làm nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển để triển khai phương án xử lý các tình huống, sự cố xảy ra, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về người, phương tiện, hàng đặc biệt.
3. Các lực lượng làm nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển phải chấp hành mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng trong quá trình bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
Như vậy trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước như quy định trên.
Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí, sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các thành viên đoàn vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện bảo đảm cho công tác vận chuyển hàng đặc biệt
Cơ quan quản lý hàng đặc biệt bố trí, sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các thành viên đoàn vận chuyển tại các địa phương trên tuyến vận chuyển hoặc nơi vận chuyển đến và chi trả phụ cấp trách nhiệm, bồi dưỡng và các khoản chi khác cho các thành viên đoàn công tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy cơ quan có trách nhiệm bố trí, sắp xếp nơi ăn, nghỉ cho các thành viên đoàn vận chuyển hàng đặc biệt của nhà nước là cơ quan quản lý hàng đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?