Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì? Lĩnh vực Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm lĩnh vực nào?
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
...
Như vậy, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì? Lĩnh vực Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm lĩnh vực nào? (hình từ internet)
Lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm lĩnh vực nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
...
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
...
Như vậy, lĩnh vực Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm:
- Giao thông vận tải;
- Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
- Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
- Y tế; giáo dục - đào tạo;
- Hạ tầng công nghệ thông tin.
Nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức đối tác công tư được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức đối tác công tư như sau:
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP.
- Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát dự án PPP phải bảo đảm không làm cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh bình thường của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
- Bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
- Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm những gì?
Theo Điều 8 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP
1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
5. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
6. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
- Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư.
- Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về đầu tư theo phương thức PPP.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc về thủ tục theo đề nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP khi thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?