Đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì nhà thầu trúng thầu phải nộp chi phí bao nhiêu?
Đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhà thầu trúng thầu phải nộp chi phí bao nhiêu?
Theo Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về chi phí trong lựa chọn nhà thầu như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
…
c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:
Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);
…
Như vậy, chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
- Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
- Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
- Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu)
Đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì nhà thầu trúng thầu phải nộp chi phí bao nhiêu? (hình từ internet)
Lộ trình thực hiện đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Theo Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, lộ trình thực hiện đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Các trường hợp nào không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Theo Điều 97 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quy định tại khoản 5 Điều 50 của Luật Đấu thầu 2023 bao gồm:
- Gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế;
- Gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, đàm phán giá, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, gói thầu có sự tham gia của cộng đồng, lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn. Đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu này, việc ký hợp đồng điện tử được thực hiện trên cơ sở phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Dự án, dự toán mua sắm, gói thầu có các nội dung được bảo mật mà việc công khai thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sẽ ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng hoặc gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội hoặc gây nguy hại tới quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ.
+ Trường hợp việc công khai các thông tin về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 8 của Luật Đấu thầu có thể dẫn đến các hậu quả quy định tại điểm này, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu về việc không tổ chức đấu thầu qua mạng.
+ Trường hợp một số thông tin trong dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu cần bảo mật và các thông tin còn lại vẫn được công khai thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền về cách thức cung cấp thông tin. Các thông tin cần bảo mật không phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; các thông tin khác được tiếp tục đăng tải và tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng;
- Gói thầu vượt quá khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Các gói thầu khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?