Dấu hiệu âm thanh được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng nào? Chứa bản sao tác phẩm có được bảo hộ không?
- Dấu hiệu âm thanh được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng nào?
- Dấu hiệu âm thanh chứa bản sao tác phẩm có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
- Dấu hiệu âm thanh trùng với tên gọi hình tượng trong tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có bị xem là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt?
Dấu hiệu âm thanh được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng nào?
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, dấu hiệu âm thanh được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng đồ họa.
Dấu hiệu âm thanh được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng nào? (Hình từ Internet)
Dấu hiệu âm thanh chứa bản sao tác phẩm có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Căn cứ tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi điểm a khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và bổ sung bởi điểm b khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng được quy định như sau:
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
6. Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
7. Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Như vậy, dấu hiệu âm thanh chứa bản sao tác phẩm sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Dấu hiệu âm thanh trùng với tên gọi hình tượng trong tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có bị xem là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt?
Căn cứ tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi điểm d khoản 22 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
o) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;
p) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Như vậy, dấu hiệu âm thanh trùng với tên gọi hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác bị xem là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thiết kế của Nhà thầu trong hợp đồng EPC gồm các loại giấy tờ nào? Nhà thầu có trách nhiệm gì đối với lỗi thiết kế trong hợp đồng EPC?
- Các nội dung chính trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm?
- Mục đích của việc kiểm tra yếu tố hình thành giá là gì? Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là bao lâu?
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?