Đặt trùng tên với tên trung tâm dạy thêm đã có trước đó có xem là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại không?
Tên thương mại là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
[...]”
Theo đó, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Đặt trùng tên với tên trung tâm dạy thêm đã có trước đó có xem là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại không?
Theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý như sau:
- Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
- Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
+ Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Theo đó, việc anh mở một trung tâm dạy thêm mà tên anh đặt là trung tâm dạy thêm học thêm Anh Kha, còn người ta là trung tâm ngoại ngữ anh kha, nếu việc đặt tên này trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN quy định về mức phạt của hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại như sau:
Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại phải tuân theo quy định tại các Điều 5 và Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
- Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại, cụ thể như sau:
+ Chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác);
+ Thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng: tên thương mại đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. Tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh tên cơ sở kinh doanh, tên doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý gây xung đột và phát sinh tranh chấp thì việc xử lý tuân theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Điều 27 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn cụ thể sau đây:
+ Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh, xác lập quyền tuân theo nguyên tắc quyền đối với đối tượng nào phát sinh, xác lập trước thì được bảo hộ.
Trường hợp các bên liên quan đều có chứng cứ chứng minh quyền của mình được phát sinh, xác lập hợp pháp thì các bên thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ và việc thực hiện quyền không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Căn cứ vào văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và tài liệu liên quan, nội dung hợp đồng, thoả thuận hợp pháp giữa các bên để xác định phạm vi bảo hộ đối với đối tượng được đồng thời bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau;
+ Trường hợp tên thương mại, nhãn hiệu mang địa danh được sử dụng trước khi chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu mang địa danh tương ứng được cấp văn bằng bảo hộ và các đối tượng này đều đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, thì việc sử dụng một cách trung thực các đối tượng nói trên không bị coi là hành vi vi phạm theo quy định tại các điểm g, h Khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp việc sử dụng đồng thời các đối tượng nêu tại Điểm c khoản này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng, xã hội và có yêu cầu xử lý vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm yêu cầu các bên liên quan tiến hành thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản giữa các bên về điều kiện, cách thức sử dụng các đối tượng đó theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Đối với bên tiếp tục hành vi sử dụng bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác mà không tham gia thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận đã được ghi nhận thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục xử phạt theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?