Đặt lại tên tàu biển phải chú ý vấn đề gì? Và khi đặt lại tên tàu biển thì có cần phải đăng kiểm lại hay không?
Đặt lại tên tàu biển phải chú ý vấn đề gì?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định đặt tên tàu biển Việt Nam như sau:
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
- Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đặt lại tên tàu biển phải chú ý vấn đề gì?
Tàu biển thuộc loại nào thì mới bắt buộc phải đăng kiểm?
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định các loại tàu biển phải đăng kiểm như sau:
"1. Các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật này phải được đăng kiểm.
2. Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định."
Dẫn chiếu đến Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định các loại tàu biển phải đăng ký như sau:
"1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định."
Đặt lại tên tàu biển thì có cần phải đăng kiểm lại hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định nội dung công tác đăng kiểm tàu biển như sau:
- Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển.
- Thẩm định thiết kế tàu biển.
- Kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác sử dụng.
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn, an ninh hàng hải và lao động hàng hải cho tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (Bộ luật ISPS), Công ước Lao động hàng hải năm 2006 (Công ước MLC 2006).
- Giám định trạng thái kỹ thuật phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển, điều tra sự cố, tai nạn tàu biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc chủ tàu biển, người mua, bán bảo hiểm, người mua, bán và thuê tàu biển.
- Kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa phục hồi, hoán cải.
- Đánh giá, công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển.
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM.
- Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn và cán bộ an ninh công ty tàu biển, sỹ quan an ninh tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM và Bộ luật ISPS.
- Cấp giấy chứng nhận thợ hàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.
Đồng thời tại Điều 5 thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định các loại hình kiểm định tàu biển như sau:
- Các loại hình kiểm định tàu biển bao gồm:
+ Kiểm định lần đầu, bao gồm: kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu biển đóng mới, tàu biển nhập khẩu.
+ Kiểm định chu kỳ, bao gồm: kiểm định định kỳ, kiểm định trung gian, kiểm định trên đà, kiểm định hàng năm.
+ Kiểm định bất thường.
- Nội dung và thời hạn của các loại hình kiểm định tàu biển theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, việc đặt lại tên tàu biển không có trong nội dung công tác đăng kiểm tàu biển nên không cần phải đăng kiểm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?