Đất đá làm vật liệu san lấp là gì? Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá làm vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu nào?

Tôi có câu hỏi là đất đá làm vật liệu san lấp là gì? Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá làm vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh M.N đến từ Bình Dương.

Đất đá làm vật liệu san lấp là gì?

Đất đá làm vật liệu san lấp được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Cát, sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.

Như vậy, theo quy định trên thì đất đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.

Đất đá làm vật liệu san lấp

Đất đá làm vật liệu san lấp (Hình từ Internet)

Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá làm vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu nào?

Mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:

Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng
1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất
a) Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;
b) Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.
2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng
Khối tính trữ lượng được khoanh định dựa vào công trình thăm dò, các điểm lộ được đo vẽ, mô tả địa chất. Ranh giới khối tính trữ lượng cấp 122 có thể ngoại suy, nhưng phần ngoại suy không quá 200m theo đường phương hoặc chiều dài phân bố thân khoáng và không quá 100m theo hướng cắm hoặc bề rộng thân khoáng. Đồng thời phần ngoại suy phải có kết quả đo vẽ địa chất đã khẳng định được đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự với vị trí có công trình khống chế.
3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu khả thi
a) Chỉ tiêu tính trữ lượng được áp dụng theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật hoặc theo chỉ tiêu (hàm lượng, thành phần vật chất của khoáng vật...) ở khu mỏ có điều kiện địa chất, khai thác tương tự đã được phê duyệt;
b) Đã sơ bộ lựa chọn được giải pháp kỹ thuật khai thác và hướng sử dụng phù hợp.
4. Yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế
Trên cơ sở so sánh với các mỏ đang khai thác có điều kiện tương tự, chứng minh được việc khai thác có hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá trữ lượng.

Như vậy, theo quy định trên thì mức độ nghiên cứu địa chất trong công tác thăm dò đất đá vật liệu san lấp phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;

- Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.

Đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp mấy?

Đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp mấy, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:

Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò
1. Mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.
2. Mạng lưới các công trình thăm dò.
a) Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;
b) Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;
c) Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác định bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.

Như vậy, theo quy định trên thì đất đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.

Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị nào?

Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT như sau:

Yêu cầu về công tác tính trữ lượng
1. Trữ lượng được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng tương ứng với lĩnh vực sử dụng và được quy định cụ thể trong Đề án thăm dò.
2. Phải xác định sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong kết thúc khai thác, hệ số bóc và khối lượng đất bóc.
3. Phương pháp tính trữ lượng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm thân khoáng để đảm bảo độ tin cậy.
4. Trữ lượng được tính theo đơn vị m3.

Như vậy, theo quy định trên thì trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp được tính theo đơn vị m3

Vật liệu san lấp
Thăm dò khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản đối với doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm những gì?
Pháp luật
Để được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì tổ chức phải thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản đúng không?
Pháp luật
Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của một giấy phép đối với than được quy định là bao nhiêu km2?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9425:2012 quy định về máy móc, thiết bị dùng trong phương pháp đo sâu từ tellua trong việc thăm dò khoáng sản?
Pháp luật
Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản của doanh nghiệp được thể hiện bằng hình thức như thế nào?
Pháp luật
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản có được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực không đấu giá hay không?
Pháp luật
Hợp tác xã hành nghề thăm dò khoáng sản cần chuẩn bị hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản như nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất?
Pháp luật
Công ty được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản? Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu san lấp
3,009 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu san lấp Thăm dò khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào