Đập thủy lợi có phải lập quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không? Nếu có thì gồm những nội dung gì?
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đập thủy lợi phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Đảm bảo an toàn công trình và duy trì sự làm việc bình thường của công trình và máy móc, thiết bị.
2. Không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế, mục đích sử dụng của công trình; giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi.
3. Công trình thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi, bao gồm cả giai đoạn trước khi bàn giao công trình.
Theo đó, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đập thủy lợi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo an toàn công trình và duy trì sự làm việc bình thường của công trình và máy móc, thiết bị.
- Không làm thay đổi quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế, mục đích sử dụng của công trình; giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đập thủy lợi.
- Đập thủy lợi sau khi hoàn thành đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về thủy lợi, bao gồm cả giai đoạn trước khi bàn giao công trình.
Đập thủy lợi (Hình từ Internet)
Đập thủy lợi có phải lập quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không?
Theo Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Các trường hợp phải lập quy trình bảo trì
1. Công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa; đập, hồ chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì. Khuyến khích lập quy trình bảo trì đối với công trình thủy lợi nhỏ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể áp dụng quy trình bảo trì của công trình thủy lợi tương tự phù hợp mà không cần lập quy trình bảo trì riêng sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ sở hữu.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể lập quy trình bảo trì cho toàn bộ hoặc cho từng công trình riêng lẻ thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, phải lập quy trình bảo trì đối với kết cấu hạ tầng thủy lợi trong các trường hợp sau:
- Công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa; đập, hồ chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì. Khuyến khích lập quy trình bảo trì đối với công trình thủy lợi nhỏ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
+ Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình và máy móc, thiết bị.
+ Quy định đối tượng, phương pháp và chu kỳ phải thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị.
+ Quy định nội dung, cách thức thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng công trình và máy móc, thiết bị.
+ Quy định thời điểm, hướng dẫn thay thế định kỳ máy móc, thiết bị.
+ Quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể áp dụng quy trình bảo trì của công trình thủy lợi tương tự phù hợp mà không cần lập quy trình bảo trì riêng sau khi có ý kiến bằng văn bản của chủ sở hữu.
- Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có thể lập quy trình bảo trì cho toàn bộ hoặc cho từng công trình riêng lẻ thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, đập chứa thủy lợi phải lập quy trình bảo trì.
Quy trình bảo trì đập thủy lợi gồm những nội dung gì?
Theo Điều 7 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, lớn, vừa và đập, hồ chứa thủy lợi
1. Thông số thiết kế, kỹ thuật, công nghệ của công trình; hạng mục công trình và máy móc, thiết bị.
2. Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất thực hiện kiểm tra công trình và máy móc, thiết bị.
3. Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình và máy móc, thiết bị phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình.
5. Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp.
6. Quy định thời gian sử dụng công trình và máy móc, thiết bị.
7. Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ.
9. Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với nội dung có yêu cầu thực hiện quan trắc.
10. Chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình, máy móc, thiết bị và quy định điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì.
Theo đó, quy trình bảo trì đập thủy lợi bao gồm 10 nội dung được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?