Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?

Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất? Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn? Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn là ai?

Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?

Tham khảo đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn 2024 dưới đây:

Câu hỏi 1: Phát biểu kết luận tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 18/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu “Tham nhũng là ……… của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa tồn vong của chế độ”. Hãy điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống:

A. Sự tha hoá.

B. Căn bệnh.

C. Khuyết tật bẩm sinh.

D. Đặc quyền, đặc lợi.

Câu hỏi 2: Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương, thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?

A. 29/11/2022.

B. 29/12/2022.

C. 29/11/2021.

D. 29/12/2021.

Câu hỏi 3: Theo Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị có bao nhiêu nhóm hành vi được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?

A. 15 nhóm hành vi.

B. 10 nhóm hành vi.

C. 20 nhóm hành vi.

D. 28 nhóm hành vi.

Câu hỏi 4: Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán được quy định tại Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị?

A. Làm việc với đối tượng kiểm tra.

B. Thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát.

C. Yêu cầu đối tượng kiểm tra giải trình.

D. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm.

Câu hỏi 5: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất bao nhiêu tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ?

A. 12 tháng.

B. 24 tháng.

C. 36 tháng.

D. 60 tháng.

Câu hỏi 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người nào sau đây không có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

A. Viên chức không giữ chức vụ.

B. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.

C. Cán bộ, công chức.

D. Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

Câu hỏi 7: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, có bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện?

A. 12 hành vi.

B. 07 hành vi.

C. 05 hành vi.

D. 03 hành vi.

Câu hỏi 8: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật?

A. 03 ngày làm việc.

B. 05 ngày làm việc.

C. 04 ngày làm việc.

D. 02 ngày làm việc.

Câu hỏi 9: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, thế nào là tham nhũng?

A. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

B. Tham nhũng là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

C. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

D. Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Câu hỏi 10: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập?

A. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

B. Thanh tra Chính phủ.

C. Thanh tra tỉnh.

D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Câu hỏi 11: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào dưới đây là quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

A. Tất cả các đáp án.

B. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

C. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

D. Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 12: Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, đâu là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình?

A. Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

B. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

C. Tất cả các đáp án.

D. Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình.

Câu hỏi 13: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản của những đối tượng nào?

A. Tài sản của cha, mẹ, vợ, con mình.

B. Tài sản của mình, của con đã thành niên.

C. Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.

D. Tài sản chung với vợ, chồng, con đã thành niên.

Câu hỏi 14: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khái niệm “vụ lợi” được hiểu như thế nào?

A. Là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

B. Tất cả các đáp án.

C. Là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của C. người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

D. Là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Câu hỏi 15: Hành vi nào sau đây tại Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?

A. Nhục hình, bức cung, mớm cung hoặc chỉ đạo, tổ chức thông cung đối với người bị buộc tội; truy ép, gợi ý cho đương sự, người tham gia tố tụng khác cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày không khách quan, trung thực.

B. Cố ý vi phạm các quy định về niêm phong, mở niêm phong, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, về thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản thi hành án.

C. Che giấu, làm sai lệch, sót, lọt nguồn tin về tội phạm hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, tiêu hủy chứng cứ, vật chứng trái pháp luật.

D. Tất cả các đáp án.

Câu hỏi 16: Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, nội dung nào thuộc phạm vi giải trình?

A. Nội dung thuộc nghĩa vụ phải giải trình.

B. Nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.

C. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

D. Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Câu hỏi 17: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

B. Các tội phạm về chức vụ là hành vi của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước lợi dụng quyền hạn chỉ đạo làm sai lệch hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

C. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi lạm dụng chức vụ để điều chỉnh hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong khi thực hiện công vụ.

D. Các tội phạm về chức vụ là hành vi lợi dụng chức vụ tác động vào hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

Câu hỏi 18: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

A. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

B. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

C. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

D. Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Câu hỏi 19: Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, đã quy định bao nhiêu điều đảng viên không được làm?

A. Gồm 21 điều.

B. Gồm 19 điều.

C. Gồm 18 điều.

D. Gồm 20 điều.

Câu hỏi 20: Theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan dân cử thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thì:

A. Đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện kiến nghị theo quy định.

B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo dõi, xử lý theo quy định.

C. Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo dõi.

D. Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra và xử lý, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị theo quy định.

Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?

Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất? (Hình từ Internet)

Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn là ai?

Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 3 Mục I Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về cụ thể như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang và công dân từ 16 tuổi trở lên đang công tác, sinh sống, học tập và lao động trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng không được tham gia dự thi: các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Đề thi, Tổ Thư ký giúp việc, cán bộ phụ trách kỹ thuật phần mềm và những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi.

Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?

Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 2 Mục III Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về cụ thể như sau:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến, cá nhân tham dự Cuộc thi sử dụng thiết bị cá nhân kết nối internet để đăng ký tài khoản và trả lời trực tiếp các câu hỏi tại địa chỉ: https://timhieuchinhsachphapluat.langson.gov.vn; trang Thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lạng Sơn https://pbgdpl.langson.gov.vn và banner Cuộc thi trên trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

- Cuộc thi có 04 tuần thi, mỗi tuần thi có tổng số 50 câu hỏi; mỗi lượt dự thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi được hệ thống phần mềm lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số câu hỏi nêu trên và 01 câu hỏi phụ dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi trong mỗi tuần thi. Mỗi câu hỏi có 04 phương án trả lời và chỉ có duy nhất một phương án đúng, thời gian làm bài trong 20 phút.

- Mỗi thí sinh được dự thi tối đa 01 lượt/ngày; kết quả của tuần thi được tính cho lượt dự thi có kết quả tốt nhất; dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi đúng nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi (chọn số dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất); thời gian thi nhanh nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi.

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Cuộc thi 3? Đối tượng nào được dự thi?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 thế nào? Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5?
Pháp luật
Link tham gia Cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Hải Dương? Hướng dẫn thi chi tiết?
Pháp luật
Link tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Hải Dương mới nhất? Cơ cấu giải thưởng thế nào?
Pháp luật
Đáp án Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
Pháp luật
Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến
2,258 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào