Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước là gì? Ai có trách nhiệm lập dự toán kinh phí đào tạo?
Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định về việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học, trình độ học vấn, gắn với việc cấp văn bằng được pháp luật Việt Nam công nhận.
2. Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Loại hình bồi dưỡng bao gồm: khóa học, hội thảo, thực tập, tư vấn, huấn luyện, tập huấn và khảo sát. Hình thức bồi dưỡng bao gồm: tập trung, bán tập trung, trực tuyến, từ xa.
...
Theo quy định nêu trên thì đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước được hiểu là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học, trình độ học vấn, gắn với việc cấp văn bằng được pháp luật Việt Nam công nhận.
Ai có trách nhiệm lập dự toán kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước?
Theo khoản 2 Điều 24 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định về trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC NHNN trình Thống đốc phê duyệt và phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
2. Lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn Ngân sách Nhà nước gửi Vụ Tài chính - Kế toán; phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của NHNN để trình Thống đốc phê duyệt.
3. Phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng và các đơn vị liên quan biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng. Làm đầu mối triển khai công tác thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng; trình Thống đốc ban hành, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
4. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc NHNN.
5. Trình Thống đốc tiếp nhận và bố trí công tác sau khi CB, CC, VC hoàn thành khóa đào tạo ở nước ngoài.
6. Cử hoặc trình Thống đốc quyết định cử CB, CC, VC dự tuyển, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
7. Định kỳ tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tháng 12 (đối với báo cáo năm) báo cáo Thống đốc kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lập dự toán kinh phí đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của Ngân hàng Nhà nước để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước là gì? Ai có trách nhiệm lập dự toán kinh phí đào tạo? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để đưa vào dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm?
Theo khoản 1 Điều 25 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tài chính - Kế toán
1. Tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để đưa vào dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm.
2. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của NHNN để trình Thống đốc phê duyệt.
3. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, Vụ Tài chính - Kế toán là đơn vị có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để đưa vào dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm.
Ngoài ra, Vụ Tài chính - Kế toán còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của NHNN để trình Thống đốc phê duyệt.
Đồng thời, xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?