Đào ngũ là gì? Quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật thế nào? Hình thức công bố quyết định kỷ luật?
Đào ngũ là gì?
Đào ngũ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 143/2023/TT-BQP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
9. Vắng mặt trái phép: Là hành vi vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ đến 72 giờ (ba ngày) đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ đến 168 giờ (07 ngày) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền.
10. Đào ngũ: Là hành vi tự ý rời khỏi đơn vị quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyển nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây, gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng); các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
...
Theo đó, đào ngũ được hiểu là hành vi tự ý rời khỏi đơn vị quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyển nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự.
Đào ngũ là gì? (Hình từ Internet)
Quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức nào?
Hình thức xử lý kỷ luật khi quân nhân đào ngũ được quy định tại Điều 21 Thông tư 143/2023/TT-BQP như sau:
Đào ngũ
1. Người nào đào ngũ thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
đ) Khi đang làm nhiệm vụ.
Theo đó, trường hợp quân nhân đào ngũ có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương.
Nếu quân nhân đào ngũ thuộc một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
- Là chỉ huy;
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
- Lôi kéo người khác tham gia;
- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
- Khi đang làm nhiệm vụ.
Quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 52 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định như sau:
Công bố quyết định kỷ luật
1. Căn cứ vào đối tượng, tính chất vi phạm, hình thức kỷ luật để sau khi có quyết định kỷ luật, người chỉ huy tập hợp đơn vị hay chỉ riêng cán bộ công bố quyết định hoặc gửi thông báo cho cơ quan, đơn vị liên quan và quy định phạm vi phổ biến. Phải ghi vào lý lịch nếu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
2. Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc thì sau khi công bố quyết định kỷ luật; chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải cử cán bộ đưa quân nhân vi phạm kỷ luật cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù).
3. Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt, đơn vị gửi văn bản đến UBND cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm không trở lại đơn vị công tác hoặc chưa đến 30 ngày, quân nhân trở về đơn vị nhưng sau đó tiếp tục bỏ đơn vị từ 2 (hai) lần trở lên mà không được cấp có thẩm quyền cho phép thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Theo đó, trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì đơn vị gửi văn bản đến UBND cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị.
Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm không trở lại đơn vị công tác hoặc chưa đến 30 ngày, quân nhân trở về đơn vị nhưng sau đó tiếp tục bỏ đơn vị từ 2 (hai) lần trở lên mà không được cấp có thẩm quyền cho phép thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?