Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không? Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không? Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động không? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn! Đây là câu hỏi của Như Mai đến từ Nha Trang.

Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Đối chiếu quy định trên, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Do đó, đạo diễn là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật.

người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật 

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật bao gồm:

- Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;

- Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;

- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:

Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
...

Theo đó, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.

Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động như sau:

Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
...
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế và các trách nhiệm nêu trên.

Đạo diễn
Bảo hộ lao động Tải về trọn bộ các văn bản Bảo hộ lao động hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022?
Pháp luật
Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
Pháp luật
Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội là cơ quan nào? Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Pháp luật
Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do ai chủ trì? Thư ký các kỳ họp của Hội đồng là ai?
Pháp luật
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì? Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Không trang bị nón bảo hộ lao động cho công nhân thi công công trình bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đạo diễn
1,354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đạo diễn Bảo hộ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đạo diễn Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào