Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là gì? Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) được cơ quan nào quản lý và vận hành? Hướng dẫn đăng ký danh sách ra sao?
- Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là gì?
- Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) được cơ quan nào quản lý và vận hành?
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ viễn thông cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo như thế nào?
- Đã đăng ký và có trong danh sách không quảng cáo mà vẫn nhận được cuộc gọi và tin nhắn rác thì trách nhiệm thuộc về ai?
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về danh sách không quảng cáo như sau:
Danh sách không quảng cáo
1. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
3. Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
...
Theo đó, danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.
Như vậy, khi đăng ký và có trên trong danh sách không quảng cáo (DoNotCall) thì sẽ không bị làm phiền bởi những quảng cáo.
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là gì? Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) được cơ quan nào quản lý và vận hành? Hướng dẫn đăng ký danh sách ra sao? (Hình từ Internet)
Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) được cơ quan nào quản lý và vận hành?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về danh sách không quảng cáo như sau:
Danh sách không quảng cáo
...
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo.
Ngoài ra Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) còn hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ viễn thông cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT quy định về Hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo như sau:
(1) Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
+ Đăng ký hoặc hủy qua tin nhắn SMS (qua đầu số 5656);
+ Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng.
(2) Nội dung đăng ký hoặc hủy đăng ký.
- Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo.
+ Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656;
+ Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656.
- Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo.
+ Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656;
+ Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656.
c) Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo.
- Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656;
- Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656.
3. Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký.
Đã đăng ký và có trong danh sách không quảng cáo mà vẫn nhận được cuộc gọi và tin nhắn rác thì trách nhiệm thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Người quảng cáo như sau:
Trách nhiệm của Người quảng cáo
1. Phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này.
2. Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến Người sử dụng khi được Người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo qua một trong các cách sau:
a) Đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo sau khi Người quảng cáo gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất;
b) Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, Cổng/Trang thông tin điện tử, các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội của Người quảng cáo;
c) Gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến tổng đài thoại của Người quảng cáo để đăng ký;
d) Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo.
3. Cung cấp cho Người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Chịu trách nhiệm và phải có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của Người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo.
5. Có giải pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Người sử dụng trong việc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo theo Điều 16, thư điện tử quảng cáo theo Điều 20 Nghị định này.
6. Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và các cơ quan tổ chức khác có liên quan trong việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
7. Lưu trữ thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận từ chối của người sử dụng để phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian tối thiểu là 01 năm.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì 1 trong những trách nhiệm của Người quảng cáo là phải kiểm tra Danh sách không quảng cáo để tránh việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?