Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá?
- Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá?
- Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá là gì?
- Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm những gì?
Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá?
Theo Phụ lục Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2024 như sau:
TẢI VỀ Tổng hợp Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện kê khai giá
Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá bao gồm:
I. THUỐC HÓA DƯỢC
II. SINH PHẨM
III. THUỐC HÓA DƯỢC CÓ CHỨA THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU
IV. VẮC XIN
V. THUỐC CỔ TRUYỀN
Ghi chú:
1. Đối với danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin
1.1. Thuốc có cách ghi danh pháp khác với cách ghi tên hoạt chất tại Cột (2) và cách ghi này được ghi tại các tài liệu chuyên ngành về dược (như Dược điển, Dược thư Quốc gia và các tài liệu khác) thì vẫn thuộc danh mục (Ví dụ: Paracetamol hay Acetaminophen; Acyclovir hay Aciclovir; Cefuroxime hoặc Cefuroxim; Sodium hay Natri; Hydrochloride hoặc Hydroclorid ...)
1.2. Trường hợp hoạt chất tại cột thành phần/hoạt chất không ghi gốc muối thì các thuốc có dạng muối khác nhau của hoạt chất này sau khi quy đổi về dạng base có cùng nồng độ - hàm lượng tại cột nồng độ, hàm lượng (nếu có cùng chỉ định, liều điều trị) thì vẫn thuộc danh mục.
1.3. Trường hợp thuốc không ghi dạng bào chế, hàm lượng/nồng độ cụ thể thì áp dụng cho tất cả các dạng bào chế, hàm lượng/nồng độ được cấp phép lưu hành.
1.4. Đối với các thuốc ghi nồng độ: thì áp dụng cho mọi thể tích, khối lượng, quy cách đóng thuốc khi quy đổi có cùng nồng độ đã được ghi trong danh mục.
1.5. Đối với các thuốc ghi tên chung (như: Dung dịch thẩm phân màng bụng, Orezol, Acid amin): áp dụng cho tất cả các sản phẩm, chế phẩm trên thị trường có thành phần khác nhau nhưng cùng tên chung, cùng tác dụng điều trị.
1.6. Dạng muối, acid tổ hợp được đặt trong ngoặc đi cạnh tên hoạt chất chính ghi tại cột (2) được hiểu là các muối, acid tổ hợp này không tính trong nồng độ, hàm lượng ghi tại cột (5) mà chỉ là dạng muối hoặc acid tổ hợp với hoạt chất chính được sử dụng trong bào chế. Nồng độ, hàm lượng ghi tại cột (5) sẽ tính theo dạng của hoạt chất chính ở ngoài ngoặc. Ví dụ:
- Dexamethason phosphat (natri): hàm lượng dung dịch tiêm ghi tại cột (5) là 4mg/ml sẽ tính theo Dexamethason phosphat nhưng dạng muối sử dụng trong bào chế là Dexamethason natri phosphat.
- Cefotaxim (natri): hàm lượng bột pha tiêm ghi tại cột (5) là 250mg, 500mg, 1g sẽ tính theo cefotaxim nhưng dạng muối sử dụng trong bào chế là Cefotaxim natri.
1.7. Dạng muối, acid tổ hợp đi cạnh tên hoạt chất chính ghi tại cột (2) không đặt trong ngoặc được hiểu là nồng độ, hàm lượng ghi tại cột (5) sẽ tính theo cả muối hoặc acid tổ hợp với hoạt chất chính. Ví dụ:
- Ephedrin hydroclorid: nồng độ dung dịch tiêm ghi tại cột (5) là 30mg/ml sẽ tính theo Ephedrin hydroclorid.
- Sulfacetamid natri: nồng độ thuốc nhỏ mắt ghi tại cột (5) là 10% sẽ tính theo Sulfacetamid natri.
1.8. Đối với các thuốc có ghi dạng muối, acid tổ hợp (gồm cả dạng muối được ghi trong ngoặc hoặc ghi cạnh tên hoạt chất chính) được hiểu là thuốc có thành phần chính và dạng muối được sử dụng trong bào chế tương ứng. Ví dụ:
- Cefotaxim (natri): thuốc sử dụng muối Cefotaxim natri.
- Ephedrin hydroclorid: thuốc sử dụng muối Ephedrin hydroclorid.
1.9. Đối với vắc xin: Áp dụng cho tất cả các vắc xin cùng loại (cùng tác dụng phòng bệnh) được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
1.10. Đường dùng thuốc trong danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, vắc xin thống nhất như sau:
- Uống bao gồm tất cả các đường dùng để uống;
- Tiêm bao gồm các thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, truyền tĩnh mạch, tiêm vào ổ khớp, tiêm nội nhãn cầu, tiêm trong dịch kính của mắt, tiêm hoặc truyền vào các khoang của cơ thể;
- Dùng ngoài bao gồm các thuốc bôi ngoài da, xoa ngoài da, dán ngoài da, xịt ngoài da, thuốc rửa, bôi vào niêm mạc;
- Hô hấp bao gồm các thuốc phun mù, dạng hít (dung dịch, hỗn dịch, bột dùng để hít), khí dung;
- Nhỏ mắt bao gồm các thuốc nhỏ mắt, tra mắt;
- Nhỏ tai bao gồm các thuốc nhỏ tai;
- Nhỏ mũi bao gồm thuốc nhỏ mũi, xịt mũi;
- Đường dùng khác được ghi cụ thể trong Danh mục đối với một số thuốc có đường dùng, dạng dùng đặc biệt.
2. Đối với danh mục thuốc hóa dược có chứa thành phần dược liệu, thuốc cổ truyền
2.1. Các thành phần có dấu gạch chéo “/” là thành phần có thể thay thế lẫn nhau; thành phần đặt trong dấu ngoặc đơn “()” là thành phần có thể gia, giảm. Ví dụ: Thành phần ghi trong danh mục: Mật ong/Cao mật heo, Nghệ, (Trần bì), các thuốc tương ứng có thể có thành phần:
- Mật ong, Nghệ.
- Cao mật heo, Nghệ.
- Mật ong, Nghệ, Trần bì.
- Cao mật heo, Nghệ, Trần bì.
2.2. Đường dùng thuốc trong danh mục thuốc hóa dược có chứa thành phần dược liệu thống nhất theo quy định tại khoản 1.10
2.3. Đường dùng thuốc trong danh mục thuốc cổ truyền thống nhất như sau:
- Đường uống bao gồm uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi;
- Đường dùng ngoài bao gồm bôi, xoa ngoài, dán trên da, phun, xịt ngoài da, ngâm, xông.
Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá? (hình từ internet)
Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 28/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của thuốc được sử dụng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện kê khai giá phải đáp ứng đồng thời các nguyên tắc, tiêu chí sau:
- Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thuốc được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm những gì?
Theo Điều 28 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Kê khai giá
1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
3. Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
...
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
- Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
- Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
Lưu ý: Thông tư 28/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024
Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục Thuốc thiết yếu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?